logo

Làm thể nào để giành được quyền nuôi con khi ly hôn

Câu hỏi: 

Chào Công ty Luật Hùng Sơn. Tôi có một thắc mắc cần sự tư vấn từ quý Công ty như sau: Do mâu thuẫn gia đình nên tôi muốn ly hôn với chồng. Hiện tại hai vợ chồng tôi có một cháu. Tôi muốn giành quyền nuôi con thì cần phải làm gì? Và khi tôi nuôi con thì chồng tôi có trách nhiệm gì với cháu hay không?

Quảng cáo

Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 1900 6518 xin tư vấn trường hợp của bạn như sau :

Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi dưới đây:

lightbulb Tại thời điểm ly hôn con bạn bao nhiêu tuổi?

Con bạn đã đủ 36 tháng tuổi? Hay con bạn trên 36 tháng tuổi?

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

(Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

  • Con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ được ưu tiên giành quyền nuôi con. Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi, vợ chồng bạn không có thỏa thuận khác và bạn có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con.
  • Khi con bạn từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì bạn sẽ không còn quyền ưu tiên nuôi con. Khi đó, sẽ phụ thuộc vào điều kiện của vợ và chồng. Ai là người có đủ điều kiện và tốt nhất cho sự phát triển của bé thì Tòa án sẽ giao con cho người đó nuôi dưỡng.

lightbulb Điều kiện (vật chất, tinh thấn…) của bạn như thế nào?

Bạn đang làm công việc gì? Thu nhập của bạn hàng tháng ra sao? Bạn có chỗ ở ổn định để nuôi con hay không? Môi trường sống của con bạn có bị thay đổi khi bạn giành quyền nuôi con không? Nếu thay đổi thì môi trường mới thế nào, có đủ điều kiện cho sự phát triển của bé? Công việc của bạn có thể giành thời gian trực tiếp chăm sóc con không?…
Khi xem xét đến điều kiện của vợ, chồng để giao con cho ai nuôi dưỡng Tòa án thường xem xét đến hai điều kiện chính là Điều kiện về vật chất và Điều kiện về tinh thần.

  • Điều kiện về vật chất: Thu nhập hàng tháng, số tài sản hiện có, chỗ ở ổn định, ….
  • Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc con, tình cảm giành cho con từ khi sinh ra, tính cách, đạo đức và học thức,…

Khi cả hai bên đều mong muốn nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét ai đáp ứng điều kiện về mọi mặt, tốt nhất cho sự phát triển của trẻ thì sẽ giao con cho người đó nuôi dưỡng.

Ngoài ra, khi con bạn từ đủ 07 tuổi Tòa án sẽ xem xét đến nguyện vọng của con. Nguyện vọng của con bạn chỉ là một trong những yếu tố quyết định đến việc Tòa án sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng chứ không là yếu tố duy nhất quyết định.

Quảng cáo

lightbulb Bạn cần làm gì để giành được quyền nuôi con?

Để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh được bạn đủ điều kiện và hơn chồng bạn về các mặt như trình bày ở trên. Điều kiện mà bạn có sẽ tốt nhất cho sự phát triển về mọi mặt của bé.

Bạn có thể chứng minh điều kiện của mình thông qua các giấy tờ, tài liệu như sau:

  • Chứng minh công việc ổn định qua một hợp đồng lao đồng.
  • Chứng minh thu nhập qua các nguồn thu có hóa đơn, chứng từ.
  • Chứng minh tài sản qua sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe,…

lightbulb Trách nhiệm của chồng với con khi bạn giành được quyền nuôi con?

Căn cứ Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau :

“1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Như vậy, nếu bạn là người trực tiếp nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của con bạn (đáp ứng điều kiện tối thiểu) và thu nhập thực tế của chồng bạn. Khi đó, chồng bạn có quyền thăm non con mà bạn hay bất kỳ ai không được phép cản trở.

 Xem thêm:

>> Thủ tục Ly Hôn

>> tư vấn ly hôn

Để có thể nhận tư vấn chi tiết, cụ thể từng bước bạn có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật để gặp luật sư tư vấn qua số 1900 6518.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn