logo

Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 25-11-2021 |
  • Giấy phép , |
  • 4860 Lượt xem

Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, Luật Hùng Sơn đã tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép thầu (Contractor Permit) cho hàng trăm nhà thầu nước ngoài để thực hiện các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam bao gồm KeangNam, Lotte, trung âm ung bướu – tim mạch bệnh viện Bạch Mai,…

Quảng cáo

 Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 
  • Thông tư 14/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng

  • Nhà thầu nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 69 Nghị định này phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp.
  •  Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo điều kiện đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.
  • Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:
    • Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
    • Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
  • Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thầu xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

  • Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
  • Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
  • Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
  • Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);

Lưu ý:

  • Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
  • Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
  • Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.

Thời hạn

Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.

Phân loại các dự án đầu tư xây dựng nhóm A, nhóm B và nhóm C

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm A là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

– Dự án không có sự phân biệt tổng mức đầu tư xây dựng thuộc một trong những trường hợp được quy định sau: dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về an ninh, quốc phòng theo các quy định của pháp luật hiện hành về an ninh, quốc phòng; dự án thuộc về lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia; dự án sản xuất chất nổ, chất độc hại; dự án hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc một trong những lĩnh vực sau: công nghiệp điện; giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công nghiệp điện; hóa chất, xi măng, phân bón; khai thác dầu khí; chế tạo máy, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng khu nhà ở.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc một trong những lĩnh vực sau: thủy lợi; giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; kỹ thuật điện; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; hóa dược; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; bưu chính, viễn thông.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc một trong những lĩnh vực sau: sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại A phía trên.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc một trong những lĩnh vực sau: văn hóa, y tế, giáo dục; nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; thể dục thể thao, du lịch; xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm B là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 120 tỷ đồng cho đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: công nghiệp điện; giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công nghiệp điện; hóa chất, xi măng, phân bón; khai thác dầu khí; chế tạo máy, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng khu nhà ở.

Quảng cáo

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 80 tỷ đồng cho đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: thủy lợi; giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; kỹ thuật điện; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; hóa dược; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; bưu chính, viễn thông.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 60 tỷ đồng cho đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại B phía trên.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 45 tỷ đồng cho đến dưới 800 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: văn hóa, y tế, giáo dục; nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; thể dục thể thao, du lịch; xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm C là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dưới 120 tỷ đồng: công nghiệp điện; giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công nghiệp điện; hóa chất, xi măng, phân bón; khai thác dầu khí; chế tạo máy, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng khu nhà ở.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dưới 80 tỷ đồng: thủy lợi; giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; kỹ thuật điện; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; hóa dược; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; bưu chính, viễn thông.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dưới 60 tỷ đồng: sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại C phía trên.

– Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dưới 45 tỷ đồng: văn hóa, y tế, giáo dục; nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; thể dục thể thao, du lịch; xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp Giấy phép thầu

Nhà thầu xây dựng nước ngoài phải thực hiện các công việc sau, sau khi được cấp Giấy phép thầu xây dựng:

  • Mở/lập Văn phòng điều hành nhà thầu:
    • Ký hợp đồng thuê văn phòng hoặc lập văn phòng điều hành tại nơi có dự án, nơi đăng ký trụ sở của chủ dự án hoặc một địa phương có công trình đi qua, tùy thuộc hợp đồng giao nhận thầu;
    • Đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, thư điện tử, dấu, tài khoản và mã số thuế của Văn phòng điều hành công trình và người đại diện thực hiện hợp đồng tại cơ quan có liên quan theo quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu.
    • Đối với nhà thầu thực hiện các gói thầu lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình có thể đăng ký các nội dung nêu trên tại địa phương khác không phải là nơi có dự án nhận thầu;
    • Thông báo thông tin của Văn phòng điều hành nhà thầu (theo mẫu) tới các cơ quan quản lý liên quan bao gồm: Sở xây dựng nơi lập VPĐH nhà thầu, Bộ xây dựng, Cơ quan thuế, Cơ quan công an,…
  • Làm dấu và đăng ký sử dụng mẫu dấu của Văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài:
    • Thực hiện thủ tục này tại Công an tỉnh/thành phố nơi có công trình xây dựng hoặc tại Bộ Công An (tùy từng trường hợp).
    • Nhà thầu nước ngoài sử dụng con dấu này đối với các tài liệu, hợp đồng, công văn trao đổi trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.
    • Khi kết thúc gói thầu, Nhà thầu nước ngoài phải thực hiện thủ tục giao nộp lại con dấu cho cơ quan đã cấp dấu.
  • Đăng ký mã số thuế: Thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế tại Cục thuế nơi đặt VPĐH nhà thầu nước ngoài;
  • Mở tài khoản ngân hàng: Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch qua tài khoản để đảm bảo tài chính minh bạch và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Hỗ trợ tốt cho việc quyết toán thuế sau khi kết thúc gói thầu;
  • Tuyển dụng lao động: Tuyển dụng lao động người Việt Nam và lao động người nước ngoài tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với lao động người nước ngoài cần phải xin Giấy phép lao động và Visa dài hạn hoặc thẻ tạm trú để đảm bảo tuân thủ pháp luật về lưu trú.
  • Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hoạt động thầu tại Việt Nam, bao gồm:
    • Đăng ký tạm nhập tái xuất vật tư, máy móc, thiết bị thi công xây dựng;
    • Đăng ký danh mục nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, các thiết bị toàn bộ và đồng bộ cho công trình thuộc hợp đồng nhận thầu.
  • Ký hợp đồng thầu phụ với nhà thầu phụ Việt Nam hoặc hợp đồng thầu liên danh với nhà thầu Việt Nam.
  • Mua bảo hiểm: Nhà thầu nước ngoài phải thực hiện mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy từng trường hợp, bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu, thiết bị thi công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
  • Gửi báo cáo định kỳ theo mẫu về tình hình thực hiện hợp đồng (vào ngày 20 tháng 12 hàng năm) tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án; và.
  • Lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập – tái xuất; thanh lý hợp đồng.
  • Thông báo tới các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của Văn phòng điều hành công trình.

Dịch vụ xin giấy phép thầu của Luật Hùng Sơn

  • Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ tài liệu xin giấy phép thầu xây dựng cho nhà thầu nước ngoài;
  • Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép thầu tại Bộ xây dựng/sở xây dựng;
  • Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ;
  • Đại diện Khách hàng lấy giấy phép thầu tại cơ quan nhà nước;
  • Hỗ trợ làm Mã số thuế nhà thầu hoặc liên danh thầu;
  • Hỗ trợ làm con dấu;
  • Soạn thảo và gửi thông báo mở văn phòng điều hành công trình cho nhà thầu nước ngoài tới các cơ quan có thẩm quyền.
  • Hỗ trợ tư vấn mở tài khoản ngân hàng.

Hãy gọi ngay 1900 6518 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải
  • Chào Công ty,
    Bên mình là nhà thầu Mỹ, vừa trúng thầu triển khai dự án ODA không hoàn lại ở Biên Hòa. Mình cần dịch vụ tư vấn lấy Giấy phép nhà thầu, thành lập VP điều hành dự án, làm dấu và xin cấp MST.
    Rất mong nhận được hợp tác
    Xin cảm ơn

    • Luật Sư sẽ gọi tư vấn cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của Luật Hùng Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn