logo

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trọn gói

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 22-03-2022 |
  • Đầu tư , |
  • 6074 Lượt xem

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của cá nhân, doanh nghiệp. Đầu tư ra nước ngoài chính là việc các nhà đầu tư chuyển vốn, thanh toán mua một phần hoặc có thể là toàn bộ cơ sở kinh doanh hay xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Quảng cáo

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài? Đồng thời thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cũng phải trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Hiện nay việc đầu tư ra nước ngoài đang là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế được rất nhiều tập đoàn, tổng công công ty tại VN có nhu cầu đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đã thành công.

Qúy nhà đầu tư có nhu cầu cần được tư vấn về luật đầu tư nước ngoài chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi. Thông tin liên hệ, Qúy nhà đầu tư gọi tổng đài hỗ trợ 19006518

Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài không còn là một khái niệm xa vời đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam.Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam được chính phủ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Công ty Luật Hùng Sơn là công ty tư vấn chuyên nghiệp các thủ tục pháp lý cần thiết để các tổng công ty, tập đoàn kinh tế… đầu tư ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được quy định như dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Luật của nước tiếp nhận đầu tư
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu Tư.

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài? Theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020, để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc “Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 Luật Đầu Tư và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Đầu Tư.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu Tư.
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Cơ quan thụ lý đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể tại Cục Đầu tư Nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư

Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam

a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

  • Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
  • Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
  • Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
  • Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông về việc đầu tư trực tiếp ra nước.

b) Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: – Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có).
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
  • Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên

a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

  • Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
  • Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
  • Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
  • Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
  • Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông về việc đầu tư ra nước ngoài.

b) Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

  • Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài? Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư với giấy đăng ký kinh doanh?

Phân biệt các loại giấy chứng nhận đầu tư nêu tại câu 50 trên theo những tiêu chí sau đây:

 1. Theo “quyền năng” của Giấy chứng nhận đầu tư:

Loại giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư chỉ điều chỉnh hoạt động theo dự án đầu tư.

Loại giấy gắn với thành lập Chi nhánh điều chỉnh hoạt động của dự án đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh.

Loại gắn với việc thành lập doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động dự án đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư:

Loại giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư chi có nội dung dự án đầu.

Loại Giấy gắn với thành lập chi nhánh sản xuất kinh doanh gồm 4 nội dung hoạt động của Chi nhánh và 7 nội dung về dự án đầu tư.

Loại giấy gắn với thành lập doanh nghiệp gồm sáu nội dung đăng ký kinh doanh và 7 nội dung dự án đầu tư.

3. Ghi số Giấy chứng nhận đầu tư;

Loại Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiệu dự án đầu tư/hoặc gắn với thành lập chi nhánh (Phụ lục II-1/hoặc II-2) có số Giấy chứng nhận đầu tư là dãy ký tự bằng số có 11 chữ số.

Loại Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp (Phụ lục II-3) có số Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời là số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, là dãy ký tự bằng số có 12 chữ số.

4. Loại Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư không bị điều chỉnh theo pháp luật về đăng ký kinh doanh, theo đó việc ban hành bản gốc Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào số nhà đầu tưu, có thể điều chỉnh, bổ sung như cơ chế điều chỉnh Giấy phép đầu tư trước đây.

Loại Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập Chi nhánh, hoặc gắn với thành lập doanh nghiệp quản lý theo cơ chế Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà pháp luật về đăng ký kinh doanh quy định, theo đó:

Chỉ cấp bản gốc cho Doanh nghiệp

Việc bổ sung, sử đổi theo cơ chế đổi (không điều chỉnh, sửa đổi); vì vậy mẫu hướng dẫn : chứng nhận lần lần đầu: chứng nhận thay đổi lần thứ…

Có thể nhận dạng sự phân biệt 3 loại Giấy chứng nhận đầu tư theo biểu sau:

giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư phải có giấy phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Giấy phép kinh doanh là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực cụ thể, các quy định về giấy phép kinh doanh (trong đó bao gồm cả các quy định về việc phải có Giấy phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư) được điều chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Quảng cáo

Các quy định về đầu tư mục hồ sơ đăng ký kinh doanh tại các Điều 16, 17, 18 và Điều 19 của Luật Doanh Nghiệp và các Điều 14, 15, 16 Nghị Định 88/2006/NĐ-CP theo từng loại hình doanh nghiệp không quy định theo đầu mục Giấy phép kinh doah.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài? Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp/tổ chức kinh tế triển khai các thủ tục thành lập doanh nghiệp để tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh/đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành, trong đó bao gồm cả thủ tục xin Giấy phép kinh doanh mà theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải có Giấy phép kinh doanh (Tra cứu theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 20: Những quy định đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định có chứng chỉ hành nghề?

1.Khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện, trong đó bao gồm điều kiện về chứng chỉ hành nghề.

2.Điều 6 Nghị định 139/2007/N Đ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn về chứng chỉ hành nghề (đã quy định tại khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 17, Khoản 5 Điều 18 và khoản 5 Điều 19 Luật Doanh Nghiệp), là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghệ nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân và xác nhận việc cá nhân đó có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định theo quy định của pháp luật.

Khoản 4 Điều 5 Nghị Định 88/2006/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh quy định của pháp luật.

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

THAM KHẢO THÊM DỊCH VỤ LIÊN QUAN 

1. Dịch vụ chuyên thành lập Công ty vốn đầu tư nước ngoài

2. Hướng dẫn thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

3. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

5/5 - (3 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải
  • Nhờ admin cập nhật lại việc áp dụng Luật Đầu Tư 2020 đang hiện hành và được áp dụng thay thế cho Luật cũ, nên admin áp dụng Luật Đầu Tư 2005 chưa được phù hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn