logo

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo

đăng ký bản quyền thương hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu, dang ky nhan hieu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quy trình đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu và logo

Đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký logo sản phẩm là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nhãn hiệu, logo, thương hiệu chỉ có thể được bảo hộ/bảo vệ khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cũng như các quốc gia khác và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trong trường hợp bạn muốn đăng ký logo dưới dạng đăng ký bản quyền tác giả. Vui lòng tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo tại đây.

Clip hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

Lý do lựa chọn dịch thủ tục đăng ký logo, nhãn hiệu của Luật Hùng Sơn

  • Là tổ chức được Cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận và chứng nhận là đại diện sở hữu công nghiệp (Tham khảo chi tiết: Luật Hùng Sơn – Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký mà không tính phí (trả lời ý kiến của Cục SHTT, phản đối của bên thứ ba,…);
  • Có đội ngũ designer thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ;
  • Đảm bảo 99.99% nhãn hiệu được bảo hộ (30% nhãn hiệu đăng ký tự phát bị từ chối bảo hộ vì không được tư vấn và tra cứu một cách chính xác);
  • Chi phí minh bạch, đầy đủ, chi tiết.

Khách hàng chỉ cần chuẩn bị: 

  • Giấy uỷ quyền (Do Luật Hùng Sơn soạn thảo);
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu;
  • Bản mềm File thiết kế nhãn hiệu.

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều công ty không đủ năng lực chuyên môn và không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đang cung cấp dịch vụ tư vấn ĐKNH hay các dịch vụ sở hữu trí tuệ khác với giá rẻ và không đảm bảo chất lượng dịch vụ, gây thiệt hại to lớn về thời gian và tiền bạc của khách hàng. Do vậy, Quý Khách vui lòng xem xét và đánh giá thật kỹ năng lực chuyên môn trước khi lựa chọn dịch vụ.

Dang ky nhan hieu, thuong hieu, logo ban quyen

Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Hùng Sơn

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Trước khi thực hiện việc nghiên cứu, nghĩ tên và thiết kế thương hiệu, nhãn hiêu, chúng ta cần phải biết được các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu – bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Nếu không nhận biết được các yếu tố này chúng ta có thể sẽ nghĩ sai và tốn chi phí cho việc thiết kế, trong khi nhãn hiệu đó có thể sẽ không đủ điều kiện để được bảo hộ trong thực tế.

Để tránh được các sai lầm này, chúng ta cần nắm bắt được các điểm cốt yếu như sau:

Nhãn hiệu không được mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ mà nó đăng ký bảo hộ thương hiệu: Để tiện hình dung, tôi xin lấy ví dụ:

Nhãn hiệu: Gạo Ngon, Phở Ngon, Quán Ngon, Thẩm Mỹ Viện Đẹp, Hàng Tốt,….Đây đều là các tính từ mô tả sản phẩm/dịch vụ, về bản chất sẽ không được bảo hộ độc quyền cho bất kỳ ai. Vì nếu được bảo hộ độc quyền thì không ai có thể sử dụng các từ này => Điều này tạo ra sự không công bằng cho các chủ thể khác.

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó cho cùng một nhóm sản phẩm/dịch vụ hoặc các nhóm có liên quan. 

Ví dụ: Nhãn hiệu “Lavie” đã được bảo hộ cho các sản phẩm nước đóng chai (Nhóm 32), chúng ta sẽ không thể đăng ký bảo hộ từ “Lavie” (trùng) hoặc “Lavi” hoặc “Lavy” hoặc “Lavii”,…cho các sản phẩm tương tự vì như vậy sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc (nói rõ hơn là cố tình làm giống để người tiêu dùng nhẫm lẫn và mua nhầm sản phẩm). Cần lưu ý rằng, nhãn hiệu tương tự cũng không được bảo hộ, không chỉ trùng.

Tuy nhiên, nếu đăng ký từ “Lavie” cho sản phẩm oto, xe máy hoặc máy khoan,…và chưa có ai đăng ký cho các nhóm này thì vẫn có khả năng bảo hộ. 

Để kiểm tra được nhãn hiệu có trùng hay tương tự với nhãn khác hay không, cần thực hiện Tra cứu nhãn hiệu. Quy trình thủ tục tra cứu vui lòng xem tại phần dưới của bài viết này.

Một số trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ khác:

  • Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
  • Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Tiến hành tra cứu và thực hiện đăng ký thương hiệu

Trước khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, chúng ta cần phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký của mình theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ. Theo bảng phân loại quốc tế Ni-xơ có tất cả 45 nhóm, trong đó từ nhóm 1 – nhóm 34 là nhóm hàng hóa; từ nhóm 34 – nhóm 45 là nhóm dịch vụ. Do đó, việc phân loại chính xác hàng hóa/dịch vụ theo phân loại quốc tế là cơ sở để tiến hành tra cứu và đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ các bước thực hiện đăng ký thương hiệu, logo NHANH CHÓNG và CHÍNH XÁC NHẤT.

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu độc quyền (Không bắt buộc – Luật Hùng Sơn khuyên dùng)

Bước tra cứu là bước giúp giảm thiểu rủi ro nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau một thời gian dài chờ đợi. Để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký logo thương hiệu tối thiểu là 12 tháng.

Việc tra cứu nhãn hiệu, tra cứu logo không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng nhất giúp Khách hàng đánh giá được hơn 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mà mình nghĩ ra.

Thời gian tra cứu:

Bước Thực hiện bởi Thời gian Phí dịch vụ
Tra cứu sơ bộ (chỉ áp dụng nhãn hiệu chữ, không áp dụng nhãn hiệu hình) Luật Hùng Sơn 01 ngày Miễn phí 02 lần đầu – 200.000đ/nhóm/lần (từ lần 3 trở đi)
Tra cứu chuyên sâu (áp dụng cả nhãn hiệu chữ và hình) Chuyên gia Cục SHTT 03-05 ngày 700.000đ/nhóm/lần tra cứu

+ Tra cứu sơ bộ: là tra cứu nhãn hiệu/thương hiệu/logo dựa trên dữ liệu mà Luật Hùng Sơn được Cục SHTT cung cấp và của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tuy nhiên, các dữ liệu này là những dữ liệu được cập nhật trước thời điểm tra cứu từ 6-10 tháng nên không đầy đủ và chính xác. (nếu muốn, bạn cũng có thể tự tra cứu sơ bộ theo hướng dẫn của Luật Hùng Sơn tại đây: Hướng dẫn tự tra cứu nhãn hiệu).

+ Tra cứu chuyên sâu: Sau khi thực hiện tra cứu sơ bộ, nếu Luật Hùng Sơn xác định rằng nhãn hiệu/logo/thương hiệu độc quyền có khả năng đăng ký, Bạn nên tiếp tục thực hiện tra cứu chuyên sâu.

Việc tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm nhất tại Cục SHTT (cộng tác viên của Luật Hùng Sơn), kết quả tra cứu sẽ chính xác và đầy đủ hơn so với tra cứu sơ bộ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định

Sau khi tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu có khả năng đăng ký cao, Luật Hùng Sơn sẽ soạn và hoàn tất hồ sơ để nộp đơn đăng ký lên Cục SHTT. Thời gian thẩm định sẽ được phân chia như sau:

  • Thẩm định hình thức: 01- 02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký thương hiệu
  • Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để nhãn hiệu được xem xét cấp bằng là 12 tháng. Tuy nhiên, do thực tế lượng đơn ở cục SHTT quá tải nên thời gian xử lý thông thường sẽ từ 18 – 30 tháng. 

Dang ky ban quyen

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo độc quyền

Những giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Luật Hùng Sơn soạn)
  • Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Hùng Sơn)
  • 09 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký.

Trên đây là hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thông thường, nếu khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần phải cung cấp thêm hồ sơ như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Sơ đồ quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Cách tính chi phí chi tiết đăng ký thương hiệu hơi phức tạp một chút vì có liên quan đến số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ yêu cầu bảo hộ. Tại đây chúng tôi sẽ liệt kê những trường hợp chung nhất để các bạn tiện xem xét:

=> Update: Quý khách có thể tự phân nhóm và tính phí đăng ký nhãn hiệu TẠI ĐÂY.

STT Công việc Phí nhà nước Phí của Luật Hùng Sơn Ghi chú
1 Tra cứu sơ bộ Miễn phí
2 Tra cứu chuyên sâu Không cung cấp dịch vụ 700.000 01 nhãn hiệu/01 nhóm
3 Đăng ký nhãn hiệu 1.000.000 1.500.000 01 nhóm đầu tiên
730.000 570.000 01 nhóm tiếp theo
4 Phí cấp bằng 360.000 300.000 01 nhóm đầu tiên
100.000 Nhóm tiếp theo

Ví dụ: Để dễ hình dung, chúng ta cùng theo dõi ví dụ thực tế về các trường hợp đăng ký cho các nhóm như dưới đây:

Stt Công việc Phí (Đã bao gồm phí dịch vụ và lệ phí nhà nước) Quy trình thanh toán
01 nhóm 02 nhóm 03 nhóm
1 Tra cứu chuyên sâu 700.000 1.400.000 2.100.000 Trước khi tra cứu
2 Đăng ký nhãn hiệu 2.500.000 3.800.000 5.100.000 Sau khi tra cứu và trước khi nộp đơn
3 Phí cấp bằng 660.000 760.000 860.000 Khi Cục SHTT thông báo cấp bằng (khoảng 2 năm sau khi nộp đơn)
TỔNG PHÍ 3.860.000 5.960.000 8.060.000  

LƯU Ý

  • Các mức phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm 5% thuế GTGT.
  • Mức thuế GTGT áp dụng đối với Dịch Vụ Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền chỉ là 5%. Một số Công ty không có đầy đủ điều kiện hoạt động, kinh nghiệm chuyên môn sẽ không được phép xuất hóa đơn 5% mà chỉ xuất được hóa đơn cho một dịch vụ khác với mức VAT là 10%. Đây là một trong những cơ sở để Bạn xem xét năng lực của Công ty đó.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu và gia hạn

  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký.
  • Gia hạn: Hết hạn 10 năm chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục gia hạn. Mỗi lần gia hạn sẽ được bảo hộ thêm 10 năm (không giới hạn số lần gia hạn). Chủ sở hữu có quyền thực hiện thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi hết hạn bảo hộ.

Để được tư vấn, báo giá cụ thể về dịch vụ ĐKNH, logo độc quyền, thương hiệu sản phẩm, Bạn vui lòng liên hệ số hotline 0964 509 555 – 0969 329 922 hoặc email: info@luathungson.vn để được tư vấn trực tiếp và cụ thể hơn về quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Một số lưu ý về nhãn hiệu:

  • Cá nhân/pháp nhân nước ngoài muốn nộp đơn ĐKNH trực tiếp tại Việt Nam không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải thực hiện thông qua 1 Công ty đại diện sở hữu công nghiệp được Cục SHTT công nhận (giống Luật Hùng Sơn); 
  • Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng, nếu không sử dụng trong 05 năm liên tiếp có thể sẽ bị hủy bỏ hiệu lực nếu có bất kỳ bên thứ ba nào yêu cầu và có bằng chứng chứng minh;

Những thắc mắc thường gặp?

– Chủ thể nào được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Cá nhân, tổ chức Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài mà muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký thông qua các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty Luật Hùng Sơn).

– Tra cứu nhãn hiệu để làm gì?

Việc tra cứu thương hiệu để xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn như các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay là không? Đồng thời việc tra cứu có thể đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp văn bằng bảo hộ nên việc tra cứu nhãn hiệu là rất cần thiết và quan trọng, khuyến khích nên dùng

– Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?

Nhiều người thắc mắc tại sao cần đăng ký nhãn hiệu? Việc này sẽ tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Điều quan trọng hơn là nó giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu cũng như tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp sẽ còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

– Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. “Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp” và “cá nhân hành nghề sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó”.

Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là một loại hình của đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN), thực hiện các dịch vụ đại diện SHCN như: Đại diện cho tổ chức, cá nhân xác lập, thực thi quyền SHCN; Tư vấn các vấn đề về thủ tục xác lập, thực thi quyền SHCN cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu… Như vậy, Tổ chức đại diện SHCN được và chỉ được thực hiện các công việc, dịch vụ theo phạm vi ủy quyền.

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định chi tiết về Quyền, trách nhiệm của tổ chức đại diện SHCN và các điều kiện cần thiết để kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN tại  “Chương XI Đại diện sở hữu công nghiệp”.

Hùng Sơn- Mã số đại diện 184 là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được Cục SHTT ghi nhận theo Quyết định số 2668/QĐ-SHTT ngày 13/08/2014. Với trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ đã được Cục SHTT phê duyệt, Hùng Sơn tự  tin là đơn vị cung cấp dịch vụ đại diện SHCN có thâm niên, uy tín với khách hàng, mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách.

– Vì sao nên đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp?

Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH có thể tự mình tiến hành thủ tục  đăng ký tại Cục SHTT hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện SHCN uy tín thực hiện. Vậy ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ đại diện SHCN là gì? Nên đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện SHCN vì những lý do sau:

Tổ chức đại diện SHCN là đơn vị đã được Cục SHTT thẩm tra, phê duyệt về trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ (Đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập, kinh doanh);

Tổ chức đại diện SHCN đưa ra thông tin, tư vấn chuẩn xác và kịp thời cho khách hàng. Thay vì tự mình tìm hiểu thông tin, chuẩn bị hồ sơ, soạn tờ khai và theo dõi đơn đăng ký thì những công việc phức tạp này sẽ được Tổ chức đại diện SHCN của bạn thực hiện.

Việc sử dụng dịch vụ của Tổ chức đại diện SHCN giúp cho người nộp đơn tiết kiệm thời gian từ khâu chuẩn bị cho đến khi có kết quả đăng ký. Tổ chức đại diện của bạn sẽ trực tiếp soạn hồ sơ, nộp đơn đăng ký, tiếp nhận và xử lý những trao đổi, phúc đáp với cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, bạn được tối ưu thời gian của thủ tục, đơn đăng ký được theo sát và không lo lắng về việc thất lạc hồ sơ.

– Không đăng ký có được sử dụng nhãn hiệu không?

Mục đích của việc đăng ký là để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, không phải đăng ký để được sử dụng. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu không phải căn cứ bắt buộc để được sử dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu đó không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, việc sử dụng nhãn hiệu (người sử dụng chưa đăng ký) nếu gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu khác được xem là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Đăng ký như một bước quan trọng để chính chủ thể kinh doanh kiểm tra, khẳng định rằng nhãn hiệu mình đang sử dụng có thuộc sở hữu độc quyền không. Do đó, việc đăng ký logo thương hiệu là điều cần thiết để chủ sở hữu được bảo vệ quyền lợi cũng như để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng.

– Đăng ký nhãn hiệu xong không sử dụng có được không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu. Theo quy định tại Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, “Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực”

Như vậy, trường hợp đăng ký thương hiệu xong mà không sử dụng nhãn hiệu liên tục từ 05 năm trở lên thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy. Vì thế, các bên lưu ý về việc sử dụng nhãn hiệu để bảo đảm quyền lợi của mình.

– Văn bằng bảo hộ có thể bị hủy khi nào?

Nhãn hiệu đang được bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hay không? Theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực nếu: Người nộp đơn đăng ký không phải đối tượng có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký; Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp bằng.

Tại sao nên chọn sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hùng Sơn?

Luật Hùng Sơn luôn mong muốn được cung cấp một dịch vụ đăng ký thương hiệu và ưu việt nhất cho quý khách hàng.

Để thuận tiện nhất đối với khách hàng, trong quá trình đôi bên hợp tác, chúng tôi sẽ cử nhân viên đến làm việc trực tiếp với khách hàng về việc giao nhận các tài liệu liên quan, sửa hồ sơ hay trả kết quả giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

Khách hàng khi đến với Luật Hùng Sơn sẽ nhận thấy những ưu điểm nổi bật của chúng tôi:

– Đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm

– Chi phí cho dịch vụ đăng ký thương hiệu rất hợp lý

– Chúng tôi luôn làm việc với tinh thần hết mình, nhiệt tình và tận tâm

– Các gói dịch vụ đa dạng cho khách hàng lựa chọn

– Nhiều chương trình khuyến mãi và có ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng

– Hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc và nhanh nhất có thể

– Cung cấp các dịch vụ toàn diện về pháp luật nhất

Cách thức kiểm tra năng lực, điều kiện hoạt động của Luật Hùng Sơn như video hướng dẫn dưới đây.

Cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)

Tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964 509 555 – 0969 329 922

4.9/5 - (30 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn