Thủ tục ly hôn hướng dẫn thủ tục ly hôn theo quy định của toàn án. Tại sao phải ly hôn đơn phương, không ai trong chúng ta muốn việc ly hôn xảy ra nhưng cũng không nên cố gắng níu giữ nếu không thể, thủ tục ly hôn có thể là một lối thoát để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc ly hôn đơn phương sẽ xảy ra nếu chỉ có một trong hai vợ chồng đồng mong muốn ly hôn.
Quảng cáo
Luật sư chúng tôi không khuyến khích bạn ly hôn để có thể kiếm tiền. Trước khi tư vấn các thủ tục ly hôn đơn phương, chúng tôi luôn tìm cách tư vấn để vợ chồng có thể hòa giải.
Để có thể được tòa án thụ lý giải quyết ly hôn đơn phương, chúng ta cần phải có lý do, căn cứ.
Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có nêu các căn cứ để thực hiện ly hôn đơn phương như sau:
Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu vợ, chồng bị mất năng lực hành vi (tâm thần, không có nhận thức) đồng thời bị bạo lực gia đình (do chồng hoặc vợ người đó gây ra) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài
Đây là một câu hỏi mà đến tận bây giờ vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Bởi lẽ, luật quy định chung chung và chính cơ quan xét xử, thẩm phán cũng còn mơ hồ về định nghĩa này.
Kết quả của việc xét xử còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của thẩm phán mà không căn cứ vào nhu cầu thực tế của đương sự.
Do quy định của pháp luật còn hạn chế ở điểm này nên chúng ta tạm thời căn cứ vào quy định hiện có để có phương án xử lý sơ bộ trước nhé.
Theo điểm a mục 8 Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao:
Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;
Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;
Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn nêu trên.
Nếu thực tế cho thấy vợ chồng đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân không đạt được
Là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”
Quy định nêu trên chỉ mang tính giải thích chung chung, khó thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần thẩm phán chỉ dựa vào trực quan là chủ yếu.
Có thẩm phán chia sẻ “nếu bác đơn ly hôn thì cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng”.
Lời khuyên của luật sư trước khi làm thủ tục ly hôn đơn phương:
Do quy định còn chung chung và cách xử lý còn phụ thuộc vảo cảm tính cá nhân nên để tiết kiệm thời gian, chúng ta nên chuẩn bị các bằng chứng để tòa án “tự tin” thụ lý và giải quyết.
Chúng ta có một số cách chuẩn bị bằng chứng để ly hôn đơn phương như sau:
Biên bản họp gia đình có ý kiến của các thành viên (có yêu cầu ký tên, ghi rõ ngày giờ,…)
Có đơn yêu cầu tổ trưởng tổ dân phố giải quyết các mâu thuẫn, hòa giải (ký tên, ghi rõ ngày giờ,…)
Tin nhắn, email, hình ảnh, bằng chứng ngoại tình;
Văn bản, ý kiến của hàng xóm,…
Biên bản vi phạm hành chính, bản án của tòa án về các hành vi vi phạm của vợ/chồng,…
Mọi tài liệu, bản ghi âm, ảnh chụp chứng minh hành vi bạo hành thể xác, tinh thần,..
Thủ tục ly hôn đơn phương trong một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp mất tích:
Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
Vợ hoặc chồng CHƯA bị tòa tuyên bố mất tích:
Trường hợp này vợ hoặc chồng sẽ yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn.
Nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
Vợ hoặc chồng ĐÃ bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Quảng cáo
Người thứ ba yêu cầu ly hôn đơn phương mà không phải vợ hoặc chồng
Như đã nói ở trên, nếu vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi và bị người còn lại bạo hành, đối xử tệ bạc thì cha mẹ hoặc người thân thích khác của người bị bạo hành có thể yêu cầu tòa án xét xử ly hôn.
Trường hợp này chúng ta cũng phải lưu ý chuẩn bị bằng chứng, căn cứ để tòa án có thể thụ lý giải quyết ngay mà không phải mất thời gian thu thập chứng cứ thêm.
Thẩm quyền xử lý thủ tục đơn phương ly hôn
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục ly hôn đơn phương
Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu, nhiều tòa yêu cầu phải mua đơn tại tòa);
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
CMND và hộ khẩu;
Giấy khai sinh các con;
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại TAND có thẩm quyền;
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
Lưu ý: Thời gian giải quyết ly hôn sẽ không nhanh khi có tranh chấp về tài sản vì phải giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản. do vậy có thể tách yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản bằng một vụ án khác.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn
Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn;
Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn.
Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề thủ tục ly hôn đơn phương, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các kênh liên hệ như sau:
Gọi điện đến tổng đài 1900 6518 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp: Bạn sẽ được giải đáp ngay lập tức các thắc mắc mà không phải chờ đợi.
Gửi email yêu cầu tư vấn: Chúng tôi sẽ trả lời miễn phí qua email sau 10-15 ngày làm việc. Nếu bạn yêu cầu trả lời nhanh sau 1 ngày, vui lòng thanh toán khoản phí tư vấn là 300.000đ.
Đến trực tiếp văn phòng gặp luật sư tư vấn: Phí dịch vụ tư vấn tại văn phòng của chúng tôi là 500.000đ/01h tư vấn.
Yêu cầu luật sư tư vấn tại nhà: Phí dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà là 1.000.000đ/h chưa bao gồm chi phí đi lại.
Dịch vụ đại diện thân chủ giải quyết ly hôn đơn phương
Trong trường hợp bạn yêu cầu luật sư đại diện giải quyết ly hôn đơn phương, chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh.
Dịch vụ đại diện giải quyết ly hôn bao gồm các công việc sau:
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.
Tôi muốn đơn phương ly hôn chồng tôi vì không hòa hợp sống với nhau được cuộc sống không hạnh phúc.
anh (chị) vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6518 để gặp luật sư tư vấn ạ. Thanks