Chế độ thai sản lao động nữ? Chế độ thai sản là một trong những chế độ rất quan trọng đối với lao động nữ sinh con vậy trong năm 2023 này có gì khác so với mọi năm và quy tình thủ tục sẽ như thế nào hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chế độ này.
Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con
Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lao đông nữ sinh đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Các thời gian mà lao động nữ được nghỉ theo quy định từ lúc mang thai đến khi sinh con
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Tiền trợ cấp thai sản
Lao động nữ khi sinh một con sẽ nhận được số tháng lương tương thời gian nghỉ thai sản lương theo mức đóng bảo hiểm xã hội trung bình sáu tháng liên kề. Thông thường thời gian nghỉ sinh là 6 tháng
VD: Tháng 8 bạn nghỉ sinh và sinh một con thì mức lương của các ban sẽ là (T2+T3+T4+T5+T6+T7)/6 * 6, mức lương đồng đều là 6tr thì là 6*6= 36.000.000đ. Trong trường hợp sinh đôi thì được nghỉ thêm một tháng và mức trợ cấp nhận được là 6*7= 42.000.000đ
Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm 1 khoản tiền trợ cấp cho con là 2 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng tức nhận về 2.980.000 đồng. Đến ngày 1/7/2023 sẽ tăng 1.800.000 đ và mức nhận sau ngày 1/7/2023 là 3.600.000đ.
Hồ sơ chế độ thai sản cần phải nộp khi nào?
Người lao động cần phải làm chế độ thai sản khi nào là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề cần xác định cho 02 trường hợp:
- Trường hợp 01: Nếu người lao động đã nghỉ hẳn việc tại công ty thì cần phải tự đi làm và nên làm trước khi con 6 tháng tuổi
- Trường hợp 02: Người lao động nghỉ sinh nhưng vẫn còn là người lao động ở công ty. Làm ngay sau khi sinh và trước khi đi làm trở lại 45 ngày, người lao động và người sử dụng lao động nên làm sớm để đảm bảo quyền lợi cho lao động.
Hồ sơ phải yêu cầu xác minh
Trong một số trường hợp cơ quan BXH sẽ yêu cầu xác minh hồ sơ tránh trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội ví dụ các trường hợp như sau:
- Lao động tăng lương bất thường trong vòng 6 tháng trước khi sinh
- Nhận lao động mới trong vòng 6 tháng trước khi sinh.
- Một số trường hợp khác khiến BHXH phải chi trả bất thường.
Khi nhận được yêu cầu này thì người sử dụng lao động cần cung cấp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội xác minh bao gồm các giấy tờ sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
- Mẫu 01B-HSB hưởng chế độ thai sản
- Bản sao giấy khai sinh
Hồ sơ xác minh đi kèm nếu cần phải xác minh.
- Hợp đồng lao động photo
- Quyết định tăng lương (nếu lao động tăng lương)
- Bảng chấm công photo
- Thang bảng lương
- Quy chế tính lương photo
- Quyết toán Thuế TNCN (nếu lao động đã làm việc trên 1 năm).
Cam kết của người sử dụng lao động không trục lợi bảo hiểm xã hội.
Hy vọng với những thông tin Luật Hùng Sơn chia sẻ về quy định của pháp luật liên quan đến chế độ thai sản năm 2023, quý bạn đọc đã có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này. Mọi thắc mắc về BHXH, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 19006518 để được hỗ trợ.
- Thủ tục giải quyết tài sản sau ly hôn - 06/06/2023
- Những lần đổi tên của Căn cước công dân - 04/06/2023
- Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? - 04/06/2023