Vấn đề đáng được quan tâm trên thị trường hàng hóa hiện nay là liệu một lô hàng được bán bởi công ty thì chi nhánh có được xuất hóa đơn cho công ty hay không. Vấn đề này được đặt ra một phần cũng là để giải đáp được khúc mắt có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định. Để có thể giải quyết được vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn cho bạn đọc được hiểu hơn thông qua các quy định pháp luật sau.
1. Vấn đề chi nhánh có được xuất hóa đơn cho công ty hay không
Căn cứ theo Điểm b Khoản 7 Điều 3 của Thông tư số 26/2015/TT-BTC có quy định về nguyên tắc để lập hóa đơn như sau:
– Với tiêu thức bao gồm “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán hàng”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua hàng”.
– Người bán hàng phải thực hiện ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của cả người mua và người bán hàng.
– Đối với tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán và người mua hàng thì phải thực hiện viết đầy đủ, nếu như viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng được người mua hàng và người bán hàng.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC có quy định về thời điểm tiến hành lập hóa đơn đối với việc bán hàng như sau:
– Tiêu thức bao gồm “Ngày tháng năm” tiến hành lập hóa đơn.
– Ngày lập hóa đơn đối với việc bán hàng hóa chính là thời điểm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hoặc là chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hàng, không phân biệt vấn đề đã thu được tiền hay vẫn chưa thu được tiền.
=> Như vậy nếu như công ty thực hiện bán hàng nhưng hóa đơn lại được xuất bởi chi nhánh là không đúng với quy định của pháp luật. Việc chi nhánh xuất hóa đơn chỉ xuất hiện trong trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn. Tức là giữa chi nhánh và công ty phải thực hiện các công việc sau đây thì mới xem việc xuất hóa đơn của chi nhánh là hợp lệ:
– Việc ủy nhiệm xuất hóa đơn giữa công ty và chi nhánh phải được thực hiện bằng văn bản.
– Hóa đơn đã được ủy nhiệm cho chi nhánh lập và xuất thì vẫn phải ghi rõ tên và đơn vị bán hàng chính là công ty thực hiện bán hàng. Và phải có đóng dấu ở phía trên bên trái của tờ hóa đơn được xuất ra bởi chi nhánh được ủy nhiệm.
>>> Điều kiện để doanh nghiệp tự in hóa đơn
2. Có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi chi nhánh được xuất hóa đơn không?
Căn cứ theo Khoản 15 Điều 14 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định việc thi hành và hướng dẫn chi tiết Luật giá trị gia tăng có các quy định rằng cơ sở kinh doanh sẽ không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu như hóa đơn được xuất ấy không ghi hoặc là ghi không đúng một trong những chỉ tiêu như địa chỉ, tên, mã số thuế của người bán hàng nên không xác định cụ thể được người bán hàng.
Như vậy, theo nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như trên, nếu hóa đơn được xuất bởi chi nhánh của công ty không ghi đúng quy định về các chỉ tiêu trên thì theo đó sẽ không thể nào xác định được cụ thể người bán hàng. Từ đó cơ quan thuế sẽ không xác định được người bán hàng cụ thể nên sẽ không tiến hành khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với các hóa đơn được xuất bởi chi nhánh này.
Trên đây là các quy định của pháp luật quy định đối với vấn đề chi nhánh có được xuất hóa đơn không. Chi nhánh vẫn có thể xuất hóa đơn hợp lệ nếu như giữa chi nhánh công ty và công ty bán hàng có ủy nhiệm việc lập hóa đơn. Và hóa đơn được xuất bởi chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định về chỉ tiêu đề ra mới có thể được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Nếu như bạn đọc có thắc mắc về vấn đề pháp lý nào thì hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chi tiết về các quy định pháp luật.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023