logo

Xử lý như thế nào đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Tôi được biết bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng với người lao động, tuy nhiên Luật sư cho tôi hỏi thì khi trốn đóng bảo hiểm xã hội có bị xử lý theo pháp luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể thông qua những quy định của pháp luật như sau.

1. Căn cứ pháp lý.

– Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, …

– Bộ luật Hình sự năm 2015 có sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 216).

trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc vì tính chất của nó là được để hỗ trợ hoặc thay thế một phần nào những chi phí khi khó khăn của người lao động trong khi bệnh tật, ốm đau, … Tuy nhiên, vì tính chất của nó là sẽ giúp được cho người lao động nên việc đóng bảo hiểm xã hội là một điều bắt buộc. Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội tất nhiên sẽ bị pháp luật xử lý cân nhắc tùy theo mức độ.

– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì nếu người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động rằng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng.

Quảng cáo

– Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì sẽ bị phạt tiền không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại đóng không đúng mức quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng lại không đủ số lượng người thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc này, người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Ngoài ra, biện pháp để khắc phục hậu quả cho những hành vi được liệt kê như trên là buộc truy nộp lại số tiền bảo hiểm đối với những hành vi được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 như trên và buộc phải đóng số tiền lãi của phần tiền bảo hiểm chưa đóng đối với hành vi được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Nghị định này.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Căn cứ theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo mức độ, hành vi quy định như sau:

“1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

…”

Ngoài ra, hình phạt bổ sung đối với người thực hiện hành vi được quy định tại Điều này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc có thể bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong thời hạn từ 1 năm cho đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng cho đến 3.000.000.000 đồng.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về việc xử lý của pháp luật đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ tùy theo tính chất và mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để có thể được hỗ trợ tư vấn thêm.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn