logo

Tìm hiểu trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là gì? Hiện nay, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có nhiều diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm ở nước ta. Trong đó có những tội phạm có cấu thành tội phạm gần giống nhau là tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản mà nhiều người vẫn chưa phân biệt được rõ ràng. Dưới đây là bài viết giúp người đọc phân biệt hai tội danh: Tội trộm cắp và Tội cướp giật tài sản.

Quảng cáo

Định nghĩa chung về trộm cắp và cướp giật tài sản

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Điểm giống nhau 

Hai tội phạm trên đều có sự giống nhau về 03 khía cạnh: khách thể, chủ quan và chủ thể.

  • Khách thể (mục đích): Hành vi của của người thực hiện tội phạm đều nhằm xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của người khác (chiếm đoạt tài sản);
  • Chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý;
  • Chủ thể: Chủ thể của hai tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

tội trộm cắp và tội cướp giật tài sản

Điểm khác nhau giữa Tội trộm cắp và Tội cướp giật tài sản

Chúng ta so sánh sự khác nhau giữa Tội trộm cắp tài sản và Tội cướp giật tài sản dựa trên 04 yếu tố:

Quy định tội danh trong luật.

– Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Quảng cáo

Hành vi thực hiện việc phạm tội

– Tội trộm cắp tài sản

Hành vi thực hiện phạm tội là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý.

Đặc trưng của hành vi này là được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

– Tội cướp giật tài sản

Hành vi thực hiện tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình mà thực hiện một cách công khai, táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn. Người phạm tội cũng không sử dụng vũ khí, không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để thực hiện hành vi).

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài dản của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất nhắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hạn không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại.

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt

– Trong tội trộm cắp tài sản giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Vì tính chất nguy hiểm mà tội cướp giật tài sản không quy định điều kiện và giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Khung hình phạt theo quy định của luật

– Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản

Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản bao gồm 04 cụ thể như sau:

– Khung một: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

– Khung hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;

– Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

– Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;

– Có thể bị phạt tiền bổ sung từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Khung hình phạt của tội cướp giật tài sản

Khung hình phạt của tội cướp giật tài sản cũng bao gồm 04 khung cụ thể như sau:

– Khung một: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

– Khung hai: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;

– Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

– Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là bài viết chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa Tội trộm cắp tài sản và Tội cướp giật tài sản. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật – Luật Hùng Sơn 1900.6518.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn