Cướp giật tài sản luôn là hành vi đáng lên án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở một số thành phố lớn hiện nay, tình trạng cướp giật tài sản ngày càng xảy ra nhiều với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tội cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và chạy trốn để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Luật Hùng Sơn xin trình bày quan điểm như sau:
1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
a) Khách thể
Khách thể của tội cưới giật tài sản trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản đối tượng tác động đến là những tài sản nhỏ, gọn, dễ lấy đi và có giá trị do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.
b) Chủ thể
Trong bộ luật Hình sự quy định thì chủ thể của tội cướp giật tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Như vậy chủ thể của tội phạm trước hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và những người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
c) Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội cướp giật tải sản chính là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
Hành vi này người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạt chủ tài sản người có cầm tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Những hành vi chiếm đoạt thường là: giật lấy, giằng lấy, đoạt lấy…
Người phạm tội chiếm đoạt một cách nhanh chóng ở đây có nghĩa là có thủ đoạn lợi dụng sơ hở, không tập trung của chủ tài sản tạo ra sơ hở rồi nhanh chóng tiếp cận sau đó nhanh chóng chiếm đoạt và tẩu thoát nhanh chóng.
d) Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản
Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Trong đó lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
Động cơ của tội cướp giật tài sản là động lực bên trong người phạm tội thúc đẩy hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý.
Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả trong ý thức mà người phạm tội hướng đến đó là phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
2. Mức hình phạt về tội cướp giật tài sản
Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định tại điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mức phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
– Khung thứ nhất:
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trường hợp này được áp dụng đối với phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này ở mặt khách quan.
– Khung thứ hai:
Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức
+ Có tính chất chuyên nghiệp
+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm, trường hợp này được hiểu là người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản rất táo bạo, hành vi đó có thể gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản.
+ Hành hung để tẩu thoát trường hợp này được hiểu là hành vi của người phạm tội đã dùng vũ lực (như đấm, đá, dùng gậy đánh…) chống trả lại người đuổi bắt nhằm mục đích tẩu thoát khỏi sự truy đuổi.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
– Khung thứ ba
Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).
– Khung thứ tư
Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân sẽ được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).
– Hình phạt bổ sung
Người phạm tội sẽ xử phạt bổ sung tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về Tội cướp giật tài sản. Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 19006518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi để nhận được sự tư vấn giúp đỡ.
>>> Điểm giống và khác nhau giữa Tội trộm cắp và Tội cướp giật tài sản
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023