Mọi tội phạm đều có trạng thái tâm lý riêng, để thuận lợi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thì các cơ quan nghiên cứu pháp luật phải nghiên cứu, phân tích về tâm lý tội phạm. Từ đó phục vụ cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm, Cùng Luật Hùng Sơn Tìm hiểu tâm lý tội phạm là gì? Qua bài viết dưới đây.
Tâm lý tội phạm là gì?
Tâm lý tội phạm được hiểu là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, ý đồ phạm tội cũng như sự hình thành nên tâm láy tội phạm, phương thức thực hiện tội phạm,..
Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động phạm tội của các tội phạm để nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
Tâm lý học tội phạm là một chuyên ngành của sự ứng dụng tâm lý học vào các mối quan hệ khác nhau của con người, thông qua việc phân tích hành vi của con người để đi từ kiểm tra, sưu tâm và đưa ra được các chứng cứ có ích trong việc điều tra, xét xử.
Các thuyết tâm lý học phải kể đến như:
- Thuyết phân tâm học của tác giả Freud;
- Thuyết hành vi trong tâm lý tội phạm của tác giả Skinner;
Tâm lý tội phạm trong tiếng anh là gì?
- Tâm lý tội phạm tên tiếng Anh là: “Criminal psychology”.
Điều kiện phạm tội là gì? Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
Điều kiện phạm tội
Mỗi hành vi phạm tội luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định với một điều kiện, hoàn cảnh, không gian nhất định. Những yếu tố đó chính là mặt khách quan của tội phạm. Sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh của tình huống cộng với các động cơ bên trong dẫn đến các hành vi của tội phạm. Cũng chính từ những tác động từ môi trường sống lên cá nhân có những nhu cầu chưa được thỏa mãn, từ đó thúc đẩy họ thực hiện các hành vi phạm tội. Hoàn cảnh bên ngoài cũng tác động đến quá trình hình thành và thực hiện hành vi phạm tội.
Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
- Thứ nhất là Nhu cầu: Nhu cầu là nguyên nhân sâu xa bên trong mọi hành vi phạm tội. Phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường, chính là trạng thái của con người khi thiếu thốn một điều gì đó và cần sự bù đắp. Mọi hành vi đều nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
- Thứ hai là động cơ phạm tội: Chính là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện các hành vi sai trái. Đó có thể là tình cảm, mong muốn,… Cơ sở của động cơ phạm tội là nhu cầu, nhưng không phải nhu cầu nào cũng có thể trở thành động cơ thúc đẩy thành hành vi phạm tội.
Động cơ thúc đẩy và hành vi thực hiện có thể không có cùng tính chất với nhau. Có thể một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến hành vi sai trái và trở thành tội phạm.
- Thứ ba là mục đích phạm tội: Mục đích phạm tội là kết quả mà người thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được. Mục đích phạm tội được xác định trên cơ sở động cơ phạm tội. Động cơ thúc đẩy con người đề ra những mục đích cụ thể. Mục đích phạm tội chính là biểu hiện của mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội.
Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng cũng có thể khác nhau về mục đích, khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội.
- Thứ tư là quyết định hành vi phạm tội: quyết định lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chính là lựa chọn cuối cùng của người phạm tội. Thể hiện ý chí và lý trí của người thực hiện hành vi phạm tội, thái độ của họ đối với hậu quả từ hành vi đó. Quyết định hành vi phạm tội có thể được đưa ra ngay khi gặp tác động trực tiếp trong một tình huống cụ thể, tuy nhiên cũng có thể xuất phát từ hành động có trong quá khứ hoặc đó là kết quả của quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài.
Các yếu tố của tội phạm
Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
Tội phạm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu về mặt cấu trúc tội phạm có đặc điểm chung là đều được hình thành từ các yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng cũng có thể được nghiên cứu độc lập. Theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì các yếu tố cấu thành nên tội phạm là chủ thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm.
Chủ thể
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (đủ năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi phạm tội và đạt độ tuổi theo luật quy định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ở một số tội nhất định thì chủ thể còn có thêm các đặc điểm khác, vì chỉ khi chủ thể đó có các đặc điểm khác này thì mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội tương ứng. Ví dụ đối với tội phạm có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn” thì chủ thể phải là người có chức vụ quyền hạn mới có thể thực hiện được.
- Chủ thể của tội phạm phải là người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội đang sống thì họ mới gây nguy hiểm cho xã hội và cần được giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Khi con người còn sống thì mới cần phải cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả đó là người thân thích, ruột thịt. Đây chính là nguyên tắc cá nhân hóa trách nhiệm hình sự. Pháp luật Hình sự cũng không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã chết. Nếu sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không khởi tố vụ án nữa. Nếu trong quá trình điều tra mà người phạm tội chết thì đình chỉ vụ án đối với người đã chết.
- Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể hiểu được hành vi của mình là đúng hay sai, điều khiển được hành vi của mình. Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định là người không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh tật khác làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng làm chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự đó là: Tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học thì chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh về tâm thần hoặc các loại bệnh hiểm nghèo khác làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý thì chủ thể của tội phạm phải là người có khả năng tự nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, người đó có thể hiểu được bản chất của hành vi của mình.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tộ phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành thủ tục giám định độ tuổi.
Ngoài các dấu hiệu kể trên thì có những tội phạm có chủ thể đặc biệt, có những điều kiện đặc biệt mới có thể thực hiện được (ví dụ như các tội phạm về chức vụ, quyền hạn). Những chủ thể có dấu hiệu đặc biệt được gọi là chủ thể đặc biệt. Các dấu hiệu có thể kể đến như dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc, giới tính, quan hệ họ hàng, gia đình,…
Nhân thân của người phạm tội không được coi là dấu hiệu của chủ thể, tuy nhiên khi xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn cần phải cân nhắc, coi trọng những đặc điểm về lai lịch, tiền án, tiền sự để việc áp dụng hình phạt và cải tạo giáo dục đạt được hiệu quả.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội, Trong đó biểu hiện cơ bản gọi là lỗi của chủ thể. Chủ thể phạm tội phải có là có lỗ khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại. Lỗ có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Việc thực hiện các hành vi khách quan có tính gây thiệt hại có thể là do những động cơ khác nhau, nhằm những mục đích nhất định. Những động cơ, mục đích nhất định này là lỗi cố ý được gọi là động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây lại thiệt hại cho xã hội. Biểu hiện hứ hai của mặt khách quan là hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, thường được gọi là hậu quả của tội phạm.
Ngoài hai biểu hiện kể trên thì còn có các biểu hiện khác như là công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội. Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện của mặt khách quan ra bên ngoài. Nếu những biểu hiện đó không được thể hiện ra bên ngoài thì không có yếu tố mặt khách quan thì không có tội phạm.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Hành vì nào của tội phạm cũng đều gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, Nếu không gây thiệt hại hoặc không hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm.
Mỗi yếu tố trên đầu có ý nghĩa quan trọng riêng trong cấu trúc tội phạm, Trong một hành vi cụ thể có thể có yếu tố ảnh hưởng đến tình nghiêm trọng của tội phạm nhiều hơn yếu tố khác. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là yếu tố còn lại không quan trọng. Bốn yếu tố của tội phạm là liên quan đến nhau và là một thể thống nhất, cùng nhau quyết định tính nguy hiểm của tội phạm. Trong thực thế, mỗi yếu tố tồn tại với tư cách là một bộ phận cấu thành nên tội phạm, nếu thiếu bất cứ yếu tố nào thì sẽ không có tội phạm.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm
- Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội mang lại tính ứng dụng cao, tâm lý học có nhiều phân ngành khác nhau. Trong đó tâm lý học tội phạm là việc nghiên cứu tâm lý và tìm hiểu tâm lý của người phạm tội sẽ giúp ích rất nhiều cho các cơ quan điều tra, giúp các cơ quan điều tra có căn cứ hợp lý để lý giải những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của một cá nhân nào đó.
- Nghiên cứu tâm lý tội phạm trước hết để lý giải cho các hành vi của con người dẫn đến tình trạng phạm tội của họ. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành tâm lý phối hợp với việc điều tra tội phạm giúp hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều tra về tâm lý con người cũng như giải thích các hành vi của con người có liên quan.
- Thông qua quá trình phân tích tâm lý tội phạm, các chuyên gia tâm lý hỗ trợ cho quá trình kết án và đưa ra các phán quyết tốt nhất đối với những tội phạm. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng đóng góp trong việc cung cấp thông tin để hỗ trợ cho việc điều trị tâm lý cho các phạm nhân bị mắc cá bệnh về tâm lý dẫn đến có những hành vi phạm tội.
- Tâm lý học tội phạm khoogn chỉ nghiên cứu nguyên nhân và lý giải các hành vi phạm tội mà còn phát hiện và dự đoán khả năng dẫn đến nguy cơ phạm tội. Vì tội phạm có thể thuộc nhiều độ tuổi, tầng lớp khác nhau, ngành nghề khác nhau,… khả năng phạm tội và mức độ phạm tội cũng khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu tâm lý học giúp các chuyên gia có thể cung cấp giải pháp để cảm hóa phạm nhân phù hợp với mỗi đối tượng. Một số nghiên cứu về phương pháp tham vấn tâm lý có thể kể đến như: hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý; vai trò của tham vấn trong hoạt động giáo dục, cảm hóa phạm nhân là người chưa vị thành niên; nghiên cứu tâm lý học trong tâm lý học tư pháp;…
- Nghiên cứu tâm lý học tội phạm nhằn thiết lập hồ sơ và điều tra tội phạm thông qua tâm lý tội phạm. Thông qua việc thu thập thông tin hồ sơ vụ án và thông tin về tội phạm sẽ giúp ích cho các chuyên gia về tâm lý tội phạm học thiết lập hồ sơ cá nhân của người phạm tội, từ đó có thể điều tra tâm lý phạm tội của họ như: phạm tội vì mục đích gì; tại sao lại có động cơ phạm tội như vậy; hành vi phạm tội được diễn ra như thế nào,… Nhờ vào việc đánh giá các yếu tố khách quan tác động và các yếu tố chủ quan có thể biết ảnh hưởng đến tâm lý của tội phạm như thế nào. Từ việc hình thành hồ sơ phạm tội sẽ giúp cho cơ quan điều tra tìm ra các nguyên nhân, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ gây án. Bên cạnh đó vấn đề về lứa tuổi, mức độ nguy hiểm của vụ án cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người phạm tội.
- Việc nghiên cứu tâm lý tội phạm còn có vai trò rất lớn trong giai đoạn hỏi cung, lấy lời khai. Khi tiến hành hỏi cung, lấy lời khai của bị can, bị cáo hoặc của người làm chứng hay những người liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra bằng các nghiệp vụ của mình có thể đánh giá được tâm lý của họ. Thông qua những đánh giá về tâm lý của tội phạm và nhân chứng để đưa ra các cách đặt vấn đề, đặt câu hỏi, tác động vào tâm lý của bị can, bị cáo để bị can, bị cáo đưa ra lời khai trung thực, đúng sự thật.
- Ngoài ra việc nghiên cứu tâm lý tội phạm cũng được ứng dụng trong đánh giá và điều trị tâm lý của tội phạm, Thông qua việc nghiên cứu thì các chuyên giá có thể đánh giá được tâm lý của người phạm tội xem họ có bị các vấn đề về tâm lý hay không, từ đó có thể đưa ra được các cách điều trị tâm lý sao cho phù hợp nhất, giúp họ nhận thức đúng với các chuẩn mực trong nhận thức hành vi con người. Các chuyên gia có các biện pháp cụ thể giúp họ phát triển tâm lý của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn về “Tìm hiểu tâm lý tội phạm là gì?”, nếu còn những thắc mắc liên quan đến các vấn đề liên quan đến chủ đề về tâm lý tội phạm, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 để nhận tư vấn. Hy vọng bài viết có thể mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.