Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là gì?

Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cơ quan tiến hành tố tụng thường xuyên sử dụng trong quá trình thực hiện giải quyết vụ án. Để tìm hiểu rõ hơn về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là gì? Mục đích của các biện pháp ngăn chặn, Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ qua bài viết sau đây:

Quảng cáo

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là gì?

Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Có thể chia các biện pháp ngăn chặn thành 03 nhóm gồm:

Các trường hợp bắt như bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã, bắt bị can bị cáo để tạm giam…;

Các trường hợp giữ như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quả tang, đầu thú, tự thú…;

Các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú…

Mục đích của các biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp tố tụng quan trọng nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ người bị buộc tội gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội…thì cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một trong các biện pháp: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Căn cứ theo Chương VII, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền và nhất là về thời hạn áp dụng của từng biện pháp ngăn chặn.

Đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xác định cụ thể như sau:

– Giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

– Bắt người phạm tội quả tang; Bắt người đang bị truy nã: khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Quảng cáo

– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt sẽ phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

– Tạm giữ: những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của BLTTHS năm 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ.

– Tạm giam: Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của BLTTHS năm 2015 có quyền áp dụng biện pháp này.

– Bảo lĩnh; Đặt tiền có bảo đảm; Tạm hoãn xuất cảnh: những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của BLTTHS, Thẩm phán tọa phiên tòa có quyền áp dụng biện pháp này.

– Cấm đi khỏi nơi cư trú: những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của BLTTHS, Thẩm phán tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Biện pháp ngăn chặn sẽ được áp dụng khi có một trong bốn căn cứ sau đây:

– Để kịp thời ngăn chặn tội phạm;

– Khi có căn cứ cho rằng người buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;

– Khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội;

– Khi cần đảm bảo thi hành án.

Trên đây là bài viết về Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là gì? Mục đích của các biện pháp ngăn chặn của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn