Việt nam là một trong những nước đang trên đà phát triển mạnh về kinh doanh, ngoại giao cũng như du lịch. Do vậy lượng người nước ngoài sinh sống, làm việc, du lịch tại việt nam cũng rất nhiều. Chắc chắn không thể tránh được va chạm giữa người nước ngoài và người việt nam. Họ cũng tham gia giao thông và điều khiển phương tiện giao thông để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của họ. Trong số người tham gia giao thông thì có người tuân thủ các luật giao thông tại việt nam nhưng vẫn tồn tại những trường hợp không tuân, vi phạm luật giao thông thậm chí gây tai nạn giao thông. Vậy người nước ngoài gây tai nạn giao thông tại việt nam thì bị xử lý thế nào?Vậy Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
I. Cơ sở pháp lý áp dụng vào việc xử phạt
- Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
- Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN
- Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
II. Các trường hợp xử lý người nước ngoài gây tai nạn tại Việt Nam
Muốn xác định được trách nhiệm của người nước ngoài gây tai nạn giao thông trước tiên phải xét xem họ có phải là người có thân phận ngoại giao hay họ có phải là người thân của người có thân phận ngoại giao không?
1. Người gây tai nạn là người có thân phận ngoại giao hoặc người thân của người có thân phận ngoại giao
Người có thân phận ngoại giao là: những người có hộ chiếu ngoại giao, làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh đạo, đại diện các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam và các thành viên của gia đình họ.
Theo Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN được quy định là: Những người có thân phận ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể, được miễn trừ xét xử hình sự dân sự, hành chính đối với các trường hợp vi phạm giao thông mà họ gây ra. Tuy nhiên họ phải có sự tôn trọng luật lệ của việt nam, vẫn phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với những trường hợp họ gây tai nạn.
Theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng có quy định là: Đối với người nước ngoài phạm tội tại việt nam nếu họ trong trường hợp họ là thân phận ngoại giao hoặc người nhà của người có thân phận ngoại giao thì trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Vậy hành vi gây thiệt hại về vật chất trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng theo bộ luật dân sự 2015 về quy định bồi thường là:
- Bồi thường chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe khả năng bị mất của người bị thiệt hại.
- Bồi thường thu nhập hiện tại do tai nạn mà không kiếm được nữa, nếu không xác định được mức thu nhập thì sẽ tính theo mức thu nhập trung bình của cùng loại lao động.
- Nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động mãi mãi và cần có người chăm sóc thường xuyên thì phải bồi thường mức chi phí hợp lý cho việc đó.
- Và các thiệt hại khác…
2. Người gây tai nạn là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc người thân của họ
Đối với người nước ngoài phạm tội tại việt nam nếu họ trong trường hợp là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc người thân của họ, chỉ được miễn trừ xét xử hình sự dân sự, hành chính đối với các trường hợp vi phạm giao thông trong khi đang thi hành công vụ. Nhưng không được miễn khi không thi hành công vụ. Họ vẫn phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với những trường hợp họ gây tai nạn.
3. Người gây tai nạn không thường trú tại việt nam
Những người không thường trú tại việt nam là: các nhà kinh doanh, sinh viên, chuyên gia, người đi du lịch…
Đối với trường hợp tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra áp dụng điều luật của nước ta ký với nước họ hoặc áp dụng luật pháp của việt nam.
4. Người gây tai nạn cư trú làm ăn sinh sống tại việt nam
Nếu người bị thiệt hại có tỷ lệ chấn thương trên 61% thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như 1 công dân Việt nam.
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 người nước ngoài gây tai nạn giao thông tại việt nam sẽ bị phạt như sau:
a. Gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 30 đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm cho các trường hợp sau:
- Gây thương tích cho 1 người mà tỷ lệ thương tích của họ trên 61%.
- Làm 1 người tử vong.
- Gây thương tích cho 2 người mà tổng tỷ lệ thương tích của cả hai người từ 61% đến 121%.
- Làm thiệt hại về tài sản từ 100 đến 500 triệu đồng.
b. Gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt từ 3 năm đến 10 năm cho các trường hợp sau:
- Gây tai nạn khi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe như đã quy định.
- Tham gia giao thông gây tai nạn trong khi sử dụng rượu bia, các chất kích thích khác như ma túy, thuốc lắc…
- Gây tai nạn xong bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc không có ý giúp người bị thương.
- Làm 2 người tử vong.
- không chấp hành sự điều khiển của người điều khiển giao thông.
- Gây thương tích cho 2 người mà tổng tỷ lệ thương tích của cả hai người từ 122% đến 200%.
- Làm thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng.
c. Gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt từ 7 năm đến 15 năm cho các trường hợp sau:
- Làm 3 người tử vong trở lên.
- Gây thương tích cho 3 người mà tổng tỷ lệ thương tích của cả 3 người trên 201%.
- Làm thiệt hại về tài sản trên 1,5 tỷ đồng.
d. Người phạm tội có thể bị cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.
Như vậy người nước ngoài có thể bị đền bù thiệt hại hoặc bị chịu trách nhiệm hình sự tùy vào thân thế và hậu quả mà họ gây ra khi tham gia giao thông gây tai nạn.
Nếu bạn còn vướng mắc gì về việc “người nước ngoài gây tai nạn giao thông” chưa hiểu chưa biết thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số 1900.6518 để nhận được sự tư vấn từ Luật Hùng Sơn nhé.
Trân trọng cảm ơn và rất mong được hợp tác với quý khách hàng!
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023