Tội buôn lậu vàng bị xử phạt như thế nào?

Buôn lậu vàng phạm tội gì, tội buôn lậu vàng, buôn lậu vàng là gì, vàng lậu là gì, buôn lậu vàng, buôn lậu bị phạt như thế nào, buôn lậu đi tù bao nhiêu năm, thế nào là buôn lậu, tội buôn lậu là gì? Tình trạng buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp ở nước ta, đặc biệt là ở khu vực biên giới thì tình trạng buôn lậu diễn ra càng nghiêm trọng hơn.

Quảng cáo

Tội buôn lậu vàng? Các mặt hàng buôn lậu ngày càng đa dạng, trong đó Vàng là một trong những kim loại quý được xem là mặt hàng săn đón của tội phạm buôn lậu. Vậy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu tội buôn lậu vàng trong Luật hình sự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thế nào là buôn lậu vàng?

Buôn lậu vàng là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ như thế nào là tội buôn lậu vàng. Cần làm rõ tội này được quy định trong luật hình sự như thế nào?

  • Thế nào là phạm tội buôn lậu: Hành vi buôn lậu là hành vi đưa hàng hóa vượt, qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu thông qua cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Hành vi buôn lậu nhằm mục đích trốn thuế, đưa các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng vào thị trường tiêu thụ để chuộc lợi cho bản thân.
  • Thế nào là phạm tội buôn lậu vàng: Tương tự như tội buôn lậu các mặt hàng khác, hành vi buôn lậu vàng là hành vi đưa vàng vào tiêu thụ ở thị trường trong nước hoặc ngược lại mà không thông qua con đường chính ngạch là thông qua cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thông thường hành vi buôn lậu vàng thường nhằm mục đích trốn thuế. 

tội buôn lậu vàng

Tội buôn lậu vàng bị xử phạt như thế nào trong Luật hình sự?

Tương tự như hành vi buôn lậu các mặt hàng khác thì hành vi buôn lậu vàng cũng được quy định rất rõ trong Điều 188 Bộ Luật Hình Sự. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và chủ thể phạm tội khác nhau mà xử phạt hành vi buôn lậu vàng với mức độ cụ thể:

Quảng cáo

Đối với cá nhân phạm tội

  • Thứ nhất: Nếu buôn lậu Vàng khi quy ra tiền có giá trị từ 100.000.000-3000.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội hành vi này hoặc một trong các tội quy định từ Điều 189 đến Điều 196 và Điều 200 của Bộ Luật Hình Sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích thì bị phạt tiền từ 50.000.000- 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến tối đa 3 năm.
  • Thứ hai: Nếu trường hợp phạm tội buôn lậu vàng có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp, có hành vi tái phạm nguy hiểm (phạm tội tử 02 lần trở lên); lợi dụng tín nhiệm chức vụ quyền hạn của tổ chức. Giá trị của kim loại vàng khi quy ra tiền từ 300.000.000 – 500.000.000 đồng và thu lợi bất chính từ 100.000.000 – 500.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 – 700.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm tùy trường hợp 
  • Thứ ba: thực hiện hành vi buôn lậu vàng có giá trị từ 700.000.000- 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu vàng từ 500.000.000 – 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 – 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 – 15 năm 
  • Thứ tư, trường hợp buôn lậu vàng từ 1.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, thiên tai dịch bệnh sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến tối đa 20 năm.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hay cấm làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch toàn bộ/ một phần tài sản.

Đối với pháp nhân phạm tội

Căn cứ theo quy định tại khoản 6, điều 188, Luật Hình Sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017, thì pháp nhân phạm tội buôn lậu vàng sẽ phải chịu các chế tài:

  • Thứ nhất. Nếu pháp nhân thực hiện hành vi buôn lậu vàng có giá trị từ 200.000.000 -300.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc một trong các Điều từ 189 – 196 và Điều 200 trong luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội kể trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 – 100.000.000 đồng.
  • Thứ hai, trường hợp buôn lậu vàng thuộc trường hợp Khoản 2 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng.
  • Thứ ba, trường hợp pháp nhân có hành vi buôn lậu vàng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt từ 3.000.000.000 -7.000.000.000 đồng.
  • Thứ tư, nếu pháp nhân phạm tội buôn lậu Vàng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 -15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 06 tháng đến tối đa 03 năm.
  • Thứ năm, nếu pháp nhân phạm tội buôn lậu Vàng thuộc trường hợp tại Điều 79 Bộ Luật Hình Sự thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại có thể bị phạt thêm tiền từ 50.000.000-300.000.000 đồng, đồng thời cấm huy động vốn từ 01- 03 năm, cấm kinh doanh một số lĩnh vực nhất định.

Như vậy, trên đây Luật Hùng Sơn đã cung cấp những quy định về chế tài đối với tội buôn lậu vàng trong Luật Hình Sự. Đối với hành vi buôn lậu vàng, tùy vào mức độ phạm tội, chủ thể phạm tội là cá nhân hay pháp nhân Tòa án sẽ có những phán quyết về hình phạt tương ứng.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn