Hành vi trộm cắp tài sản đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Vây trộm cắp tài sản khi nào thì được hưởng án treo? Phạm tội lần đầu đối với hành vi trộm cắp tài sản thì mức phạt như thế nào? Thủ tục xóa án tích với hành vi trộm cắp tài sản gồm những gì? Đây là những câu hỏi pháp lý sẽ được luật sư của Hùng Sơn tư vấn và giải đáp cụ thể:
1. Tội trộm cắp tài sản bị luật hình sự xử phạt như thế nào ?
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 (Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện hành:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
Đ) Hành hung để tẩu thoát;
E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
G) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy :
1. Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tài sản bị xâm phạm sở hữu có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị khởi tố về tội danh này. Như vậy giá trị tài sản sẽ xét theo thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền.
2. Về hành vi trộm cắp tài sản mà tài sản này là tài sản chung vợ chồng thì chưa xác định được hành vi này đủ căn cứ khởi tố về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể, tài sản này chưa được xác định 1 cách rõ ràng là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều được sở hữu, là tài sản riêng thì phải có chứng từ chứng minh sở hữu. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 33. Tài san chung vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy tài sản trộm cắp phải là tài sản của người khác, không thuộc sở hữu của người phạm tội.
3. Các tình tiết giảm nhẹ tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ quy định cụ thể như sau:
“Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
K) Phạm tội do lạc hậu;
L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
M) Người phạm tội là người già;
N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
O) Người phạm tội tự thú;
P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”
4. Về việc xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự như sau:
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
A) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
B) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
C) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
D) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Trường hợp xóa án tích theo quyết định cuả tòa án thì thời gian xóa án tích như sau:
“Điều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà án
1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:
A) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
B) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
C) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.”
Hiện nay căn cứ nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, quá cảnh của công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc trường hợp sau ” Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm hoặc đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
>> Tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến Tội trộm cắp tài sản TẠI ĐÂY!
2. Trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ?
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999 (sửa đồi, bổ sung năm 2009):
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Về vấn đề được hưởng án treo hay không thì cần căn cứ vào các điều kiện để được hưởng án treo theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự:
Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.
Các điều kiện để được hưởng án treo là:
+ Hình phạt tù mà Tòa án tuyên cho người phạm tội là không quá 3 năm tù.
+ Nhân thân người phạm tội.
+ Các tình tiết giảm nhẹ.
+ Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
Trong trường hợp quý khách hàng chưa hiểu rõ thông tin trong nội dung trên hoặc còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900.6518 hoặc qua Email : info@luathungson.com để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024