logo

Tiền chế độ thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì có khá nhiều khoản từ tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp….người lao động sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Vậy thì tiền chế độ thai sản có nằm trong những khoản này hay không?

Quảng cáo

Mức hưởng chế độ thai sản

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 38:

Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở sẽ được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con.

Lấy ví dụ:

Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 đồng/tháng. Nếu lao động nữ mà sinh con trong tháng 6 này thì mức trợ cấp một lần cho mỗi con sẽ là 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Về tiền chế độ trong thời gian này, Luật Bảo hiểm xã hội tại Điều 39 có nêu rõ:

Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp mà người lao động đóng BHXH mà chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Quảng cáo

Lấy ví dụ:

Chị A có đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 với mức lương đóng BHXH là 06 triệu đồng/tháng. Từ tháng 01/2020 cho đến tháng 4/2020, mức lương đóng BHXH của chị là 07 triệu đồng/tháng. Tháng 5/2020, chị nghỉ sinh con.

Như vậy, mức bình quân tiền tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi chị nghỉ sinh con sẽ là 6,5tr đồng/tháng. Đây chính là mức hưởng chế độ thải sản hàng tháng của chị.

Chị nghỉ sinh trong vòng 06 tháng, nên tổng số tiền thai sản mà chị nhận được trong thời gian này sẽ là 6,5 triệu đồng/tháng x 6 = 39 triệu đồng.

tiền chế độ thai sản có phải đóng TNCN

Tiền thai sản có phải đóng thuế TNCN?

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại khoản 2 Điều 2 có quy định các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế TNCN sẽ bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ câp sau:

   + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc mà có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

   + Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

   + Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác….

Với quy định này, có thể thấy, khoản thu nhập từ tiền chế độ thai sản không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

>>> Chế độ thai sản 2020 được tính như thế nào?

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn