Thuế xuất nhập khẩu là thuế thu vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xuất nhập khẩu nào cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về tính thuế, điều kiện áp dụng thuế suất trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
A/ Lưu ý khi tính thuế xuất nhập khẩu
1. Cần chuẩn bị những gì để tính thuế xuất nhập khẩu?
Đối với việc tính thuế xuất nhập khẩu cho một loại hàng hóa nào đó thì quan trọng nhất là HS code của hàng hóa đó.
Sau khi có mã HS code của hàng hóa, bạn sẽ xác định được những loại thuế mà lô hàng đó phải chịu như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT. Từ đó xác định được mức thuế suất cho loại hàng hóa đó.
Bên canh đó, để tính được thuế xuất nhập khẩu bạn cần có những thông tin sau:
– Cước phí vận chuyển;
– Điều kiện để giao hàng;
– Thông tin chi tiết về giá trị của các loại hàng hóa, trong một lô hàng có nhiều loại hàng hóa thì được phân loại để tính thuế riêng vì mỗi mặt hàng sẽ có mã HS code khác nhau và cách tính thuế cũng khác nhau.
– Bạn cần tính ra trị giá hải quan hay còn gọi là trị giá thực tế phải trả tính đến cửa xuất nhập khẩu đầu tiên, bao gồm:
- Cước vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi nhận;
- Giá trị hàng hóa;
- Tiền bao bì, đóng gói;
- Phí dịch vụ môi giới;
- Phí đóng gói sản phẩm;
2. Căn cứ để tính thuế
– Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế suất theo phần trăm (%) căn cứ vào:
- Số lượng thực tế mặt hàng xuất nhập khẩu ghi trong tờ khai ở hải quan;
- Giá thuế tính riêng cho từng mặt hàng;
- Thuế suất của từng loại hàng hóa;
– Trường hợp loại hàng hóa tính thuế tuyệt đối, căn cứ vào:
- Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu ghi trong tờ khai với phía hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối cho một đơn vị sản phẩm;
– Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích đã được xem xét miễn thuế, căn cứ vào:
- Số lượng;
- Thuế suất và giá tính thuế ngay thời điểm thay đổi mục đích của hàng hóa đã được miễn thuế.
Xem thêm >>> 5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết
B/ Thuế suất
Thuế suất đối với các mặt hàng xuất khẩu được quy định riêng cho từng loại hàng hóa trong Biểu thuế xuất nhập khẩu;
Thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu được quy định cho từng loại hàng hóa riêng, bao gồm: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt:
- thuế suất ưu đãi: áp dụng cho các trường hợp hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ, các nước hoặc nhóm nước trong quan hệ thương mại với Việt Nam thực hiện đối xử tối huệ quốc. Thuế suất ưu đãi được quy định riêng cho từng mặt hàng cụ thể trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, từ nước hoặc nhóm nước trong quan hệ thương mại với Việt Nam thực hiện đối xử tối huệ quốc theo thể chế thương mại tự do, tạo điều kiện thuận lợi đề giao thương, buôn bán biên giới, liên minh thuế quan hoặc các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
♦ Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt gồm:
- Phải là những loại hàng hóa đã quy định trong văn bản thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ có ưu đãi thuế đặc biệt đồng thời phải đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận.
- Phải là hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ tại nước hoặc vùng lãnh thổ mà nước ta đã ký thỏa thuận ưu đãi thuế đặc biệt.
Thuế suất thông thường áp dụng trong các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ nước hoặc vùng lãnh thổ trong quan hệ thương mại với Việt Nam không thực hiện đối xử huệ quốc và không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế với nước ta.
Thuế suất thông thường được áp dụng tính bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng có ghi tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Trên đây là những chia sẻ của luật Hùng Sơn về một số lưu ý quan trọng khi tính thuế suất và thuế xuất nhập khẩu. Quý khách hàng còn các vấn đề thắc mắc về thuế nói riêng và các quy định pháp lý nói chung hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.