logo

5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết

Bên cạnh thu nhập tính thuế, thuế suất là căn cứ để các doanh nghiệp tính số thuế cần nộp cho nhà nước. Bài viết sau đây luật Hùng Sơn sẽ tư vấn về 5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết khi hoạt động kinh doanh.

Quảng cáo

Thuế suất là gì?

Thuế suất là mức thuế được tính theo một đơn vị hàng hóa hay thu nhập của người nộp thuế.

Thuế suất (%) được tính theo thu nhập của người chịu thuế, đơn vị hàng hóa hay được nhà nước quy định với từng hàng hóa và dịch vụ cụ thể.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thu nhập là 200 tỷ đồng nằm trong các loại thu nhập tính thuế, vậy thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp đó là 20% tương đương với 40 tỷ đồng tiền thuế cần nộp cho ngân hàng nhà nước.

Xem thêm >>> Các nguyên tắc khai thuế, tính thuế theo quy định mới nhất

 

5 loại thuế suất doanh nghiệp cần biết

 

5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thông tư 96/2015 của Bộ Tài Chính quy định doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế, thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp bằng hiệu thu nhập tính thuế và phần trích lập quỹ khoa học & công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất của thuế TNDN.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế bằng hiệu của thu nhập chịu thuế và thu nhập được miễn thuế cộng với các khoản lỗ được kết chuyển.

Thu nhập chịu thuế là hiệu của doanh thu và chi phí được trừ cộng với các khoản thu nhập khác (nếu có).

Thuế suất được tính như sau:

Căn cứ vào quy định pháp lý cụ thể đối với từng trường hợp, thuế suất được chia ra các bậc như sau:

Trường hợp doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi đặc biệt gì về thuế hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác khoáng sản quý hiếm thì mức thuế suất là 20% được quy định trong điều 11 của thông tư 78 năm 2014 bộ tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi, thuế suất được chia ra thành 3 bậc được quy định cụ thể tại thông tư 78 năm 2014 và thông tư 96 năm 2015 của bộ tài chính.

Bậc 1: 10%

Bậc 2: 15%

Quảng cáo

Bậc 3: 17%

Mức thuế suất từ 32 đến 50% được áp dụng cho: Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh về tìm kiếm, khai thác dầu khí và các tài nguyên khác ở Việt Nam;

Mức thuế suất là 50% đối với doanh nghiệp khai thác các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, …

Mức thuế suất là 40% đối với trường hợp doanh nghiệp khai thác các mỏ tài nguyên nằm trong vùng điều kiện kinh tế khó khăn.

Thuế TNDN được đóng theo kỳ quý và được quyết toán theo năm.

Có thể bạn quan tâm >>> Hướng dẫn đăng ký mã số thuế chi tiết cho doanh nghiệp mới

2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT được kê khai theo tháng hoặc có một số trường hợp khai theo quý như trong thông tư 151/2014 của Bộ tài chính.

Đối tượng được áp dụng kê khai thuế theo quý gồm:

  • Người nộp thuế GTGT có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm liền kề trước đó từ 50 tỷ trở xuống;
  • Người nộp thuế mới bắt đầu quá trình hoạt động kinh doanh chưa đủ 12 tháng. Sau khi kinh doanh đủ 12 tháng sẽ dựa vào doanh thu để quyết định xem doanh nghiệp tính thuế theo quý hay tháng.

Thuế GTGT bằng tích giá tính thuế và thuế suất. Đây là cách tính thuế bằng phương pháp khấu trừ.

Có 3 mức thuế suất là 0%, 5%, và 10% tùy theo từng loại hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh.

  • Mức thuế suất 0% dành cho những lĩnh vực xuất khẩu có điều kiện theo quy định;
  • Mức thuế suất 5% là những hàng hóa dịch vụ thuộc chính sách ưu tiên của nhà nước như: các dự án nước sạch, sản xuất phân bón, dịch vụ nạo vét kênh mương, …
  • Mức thuế suất 10% áp dụng cho những trường hợp còn lại.

3. Thuế suất thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân được tính từ tiền lương, tiền công được chia làm 7 bậc như sau:

  • Bậc 1: thuế suất là 5% áp dụng cho trường hợp có phần thu nhập tính thuế là nhỏ hơn hoặc bằng 60 triệu đồng trong 1 năm, 5 triệu đồng trong 1 tháng.
  • Bậc 2: thuế suất 10%, áp dụng cho trường hợp có phần thu nhập tính thuế trên 60 đến 120 triệu đồng/1 năm và từ 5 đến 10 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Bậc 3: thuế suất 15%, áp dụng cho trường hợp phần thu nhập tính thuế trên 120 đến 216 triệu đồng /1 năm và 10 đến 18 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Bậc 4: thuế suất 20%, áp dụng cho trường hợp phần thu nhập tính thuế trên 216 đến 384 triệu đồng /1 năm và 18 đến 32 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Bậc 5: thuế suất 25%, áp dụng cho trường hợp phần thu nhập tính thuế trên 384 đến 624 triệu đồng /1 năm và 32 đến 52 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Bậc 6: thuế suất 30%, áp dụng cho trường hợp phần thu nhập tính thuế trên 624 đến 960 triệu đồng /1 năm và 52 đến 80 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Bậc 7: thuế suất 35%, áp dụng cho trường hợp phần thu nhập tính thuế trên 960 triệu đồng /1 năm và trên 80 triệu đồng/ 1 tháng.

4. Thuế suất thuế thu nhập đặc biệt (TNĐB)

Căn cứ vào luật thuế thu nhập đặc biệt ban hành năm 2008 và được bổ sung sửa đổi năm 2014 và 2016 quy định thuế suất của thuế TNĐB phụ thuộc vào của các loại hàng hóa, dịch vụ nằm trong trường hợp tính thuế TNĐB như dịch vụ kinh doanh vũ trường, kinh doanh xổ số, kinh doanh vàng mã, rượu thuốc lá … Phần trăm thuế suất của các hàng hóa, dịch vụ này tương đối cao, có thể lên đến 70%.

5. Thuế suất thuế bảo vệ môi trường cũng là 1 trong 5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết

Loại thuế suất này được nhà nước ấn định cụ thể trên 1 loại hàng hóa xác định.

Tùy vào hàng hóa là xăng dầu hay than đá mà thuế suất dao động từ 500 đến 50.000 trên 1 đơn vị hàng hóa.

Trên đây, luật Hùng Sơn đã liệt kê ra 5 loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết để tính được các loại thuế phát sinh trong quá trình suất hoạt động sản xuất kinh doanh. Mong rằng bài viết trên đã đem lại cho bạn thêm hiểu biết về thuế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý có liên quan đến thuế nhé. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn