Phụ cấp lương và các khoản cần phải đóng BHXH

Ngoài khoản tiền lương chính ra thì người lao động sẽ còn được nhận thêm các khoản khác như tiền phụ cấp, tiền thưởng,…Vậy, người lao động sẽ được nhận các khoản phụ cấp lương nào? Các khoản nào thì người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, khoản nào không cần phải đóng bảo hiểm xã hội, Bài viết sau đây, sẽ làm rõ vấn đề trên cho bạn đọc

Quảng cáo

1. Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào ?

Quy định về phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động:

Quảng cáo

Theo Điều 3 của Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH có quy định đối với phụ cấp lương và các khoản tiền khác như sau:

  • Cụ thể, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền dùng để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp công việc, mức độ thu hút lao động trong đó chưa được tính đến hoặc đã tính đến nhưng chưa đầy đủ trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc của tháng lương, bảng lương quy định như sau:
    • Bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động như : công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
    • Bù đắp đối với các yếu tố tính chất phức tạp của công việc như công việc cần trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trách nhiệm cao, yêu cầu về thâm niên công việc và kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp,…
    • Bù đắp các yếu tố về điều kiện sinh hoạt cho người lao động như công việc thực hiện ở vùng hảo lánh, xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, khó khăn, vùng có giá cả đắt đỏ, người lao động phải thay đổi địa điểm làm việc thường xuyên, nơi ở cũng như các yếu tố khác khiến cho sinh hoạt của họ không được thuận lợi.
    • Bù đắp các yếu tố để thu hút người lao động nhằm khuyến khích người lao động làm công việc, nghề kém hấp dẫn, vùng kinh tế mới, thúc đẩy người lao động làm việc có năng suất, chất lượng công việc cao hơn cũng như đáp ứng được tiến độ công việc được giao.
  • Các khoản bổ sung khác sẽ là các khoản tiền ngoài mức lương, ngoài phụ cấp lương và các khoản tiền này sẽ có liên quan đến công việc thực hiện hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động. Theo đó: Các khoản bổ sung khác thì sẽ không bao gồm: Tiền thưởng, tiền ăn giữa ca; và không gồm các khoản hỗ trợ khi thân nhân của người lao động bị chết, kết hôn hoặc là sinh nhật của người lao động, các khoản trợ cấp bị tai nạn lao động, hoặc các khoản trợ cấp về bệnh nghề nghiệp và các khoản không liên quan đến chức danh hoặc thực hiện công việc trong hợp đồng lao động.

phụ cấp lương và các khoản phải đóng bhxh

2. Các khoản phụ cấp lương cần phải đóng BHXH:

  • Phụ cấp đối với chức danh, chức vụ
  • Phụ cấp về trách nhiệm
  • Phụ cấp đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp cho người có thâm niên làm việc
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự

3. Các khoản tiền hỗ trợ không cần phải đóng BHXH:

  • Tiền thưởng
  • Tiền ăn giữa ca
  • Các khoản tiền để hỗ trợ tiền nhà ở, tiền xăng xe, tiền nuôi con nhỏ, tiền đi lại, tiền giữ trẻ
  • Tiền hỗ trợ cho người lao động khi người nhà của người lao động kết hôn, chết, tiền hỗ trợ sinh nhật của người lao động, khi bị tai nạn, hoặc bị bệnh nghề nghiệp và các khoản trợ cấp khác
  • Trợ cấp lương tháng 13.

Như vậy, qua trên thì bạn có thể xác định được những khoản phụ cấp nào sẽ được tính theo quy định của pháp luật là phụ cấp lương. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cụ thể mà cơ chế phụ cấp khác nhau sao cho phù hợp với các quy định pháp luật lao động hiện nay. Hy vong bài viết về phụ cấp lương của Luật Hùng Sơn sẽ đem đến cho bạn đọc cũng như cho doanh nghiệp được những kiến thức có thể giúp ích cho mọi người.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn