logo

Nguyên tắc về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 18-06-2023 |
  • Tin tức , |
  • 829 Lượt xem

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường? Nguyên tắc về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường? Nội dung về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường? Cùng Luật Hùng Sơn giải đáp các vấn đề trên ở bài viết sau.

Quảng cáo

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Khái niệm về quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo, phát triển điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu nhất.

Quản lý môi trường gồm nhiều hình thức khác nhau như sau:

  • Quản lý nhà nước về môi trường.
  • Quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
  • Quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng.
  • Quản lý môi trường có tính tự nguyện.

Khái niệm về quản lý nhà nước về môi trường:

Quản lý nhà nước về môi trường là quá trình Nhà nước thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, chức trách và quyền hạn của mình để có thể đưa ra các biện pháp, luật pháp, các chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm có thể bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững nền kinh tế xã hội của quốc gia.

Quảng cáo

Theo từng giai đoạn khác nhau mà các chức năng quản lý nhà nước về môi trường có những chức năng chính sau đây:

  • Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng hoạch định các chính sách và chiến lược để bảo vệ môi trường.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng tổ chức nhằm hướng đến hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các thành phần cấu thành nên hệ thống môi trường.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng điều khiển nhằm có thể phối hợp hoạt động giữa các nhóm.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những sai sót xảy ra trong quá trình hoạt động.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng điều chỉnh để sửa chữa và khắc phục các sai sót phát sinh trong quá trình hoạt động.

Quản lý nhà nước về môi trường bao gồm các nhiệm vụ chính sau đây:

  • Quản lý nhà nước về môi trường bao gồm các nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức bảo vệ môi trường trong đó nhà nước thực hiện việc bảo vệ tài nguyên và môi trường đặc biệt là tài nguyên trước những hành vi có tính xâm hại đến tài sản của quốc gia.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ về phân phối nguồn lợi chung trong đó nhà nước sẽ là người đại diện cho xã hội, người chủ của tài sản công sẽ giao nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đến cho những người đủ điều kiện để họ có thể khai thác và chế tác.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ về tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực tài nguyên và môi trường của quốc gia trong đó nhà nước sẽ tác động vào quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách đúng mức, đúng lúc và phù hợp với mối quan hệ cung cầu.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức toàn dân bảo vệ môi trường.
  • Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ phối hợp và hành động quốc gia với quốc tế.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Căn cứ vào quy định tại Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có đưa ra tám nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:

  • Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
  • Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
  • Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
  • Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
  • Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Theo các quy định của luật pháp, nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định như sau:

  • Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc bảo vệ môi trường, ban hành các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách, đề án  chương trình, kế hoạch, quy hoạch về bảo vệ môi trường.
  • Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc; thực hiện định kỳ việc đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến môi trường.
  • Xây dựng, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch về bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá về môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá về tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận lại các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Đưa ra các hướng chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn sự đa dạng sinh học; quản lý về chất thải; kiểm soát độ ô nhiễm; cải thiện và hồi phục môi trường.
  • Ban hành các quy định cụ thể về việc thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi các giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
  • Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về việc bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc bảo vệ môi trường; xử lý các vi phạm pháp luật việc về bảo vệ môi trường.
  • Đào tạo nguồn nhân lực về khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Cần có chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thông qua việc thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn