logo

Hướng dẫn tự tra cứu nhãn hiệu, logo mới nhất 2024

tra cuu nhan hieu, tra cứu nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ, tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ, tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký, tra cứu nhãn hiệu hàng hóa

Quảng cáo

Tra cứu nhãn hiệu tại Hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ là quá trình tìm kiếm, phân tích các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của người khác đã đăng ký. Sau đó so sánh với nhãn hiệu tra cứu và đánh giá khả năng phân biệt. Vậy tra cứu nhãn hiệu là gì? Vì sao lại nói tra cứu nhãn hiệu quan trọng như đăng ký nhãn hiệu, logo? Bài viết này sẽ giới thiệu các kênh để tra cứu mới nhất 2023 và hướng dẫn bạn tiến hành tra cứu thương hiệu chính xác, hiệu quả.

Tra cứu nhãn hiệu

Mục đích tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

  • Đảm bảo nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ cao hơn, bởi lẽ, thời gian thực tế để Cục SHTT xem xét và ra quyết định có chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu là khoảng 18-28 tháng (theo quy định của luật là 12 tháng, nhưng thực tế luôn lâu hơn vì lượng đơn đăng ký bảo hộ lớn hơn rất nhiều so với nguồn lực của Cục SHTT).
  • Rủi ro khi không tra cứu là: sau 28 tháng, nhãn hiệu mà bạn tâm huyết nghiên cứu, đã bỏ rất nhiều tiền để marketing, xây dựng thương hiệu NHƯNG lại KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ vì giống với 1 nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn trước bạn => Hậu quả là bạn phải thiết kế một nhãn hiệu khác => đăng ký lại => tiếp tục chờ đợi 28 tháng tiếp theo => Marketing lại từ đầu.
  • Tra cứu nhãn hiệu (Kiểm tra nhãn hiệu) trước khi đăng ký sẽ hạn chế được tối đa rủi ro nêu trên. Đó là lý do chúng tôi luôn khuyên khách hàng thực hiện bước tra cứu đầu tiên, mặc dù không là thủ tục bắt buộc. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh đưuọc các rủi ro, tiết kiệm tiền bạc, thời gian,…
  • Chi phí cho việc tra cứu, kiểm tra nhãn hiệu chỉ tốn khoảng vài trăm nghìn đồng nhưng chi phí để xây dựng hình ảnh, marketing, quảng cáo thì có thể gấp nhiều lần con số bỏ ra để tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
  • Câu chuyện nói trên xảy ra hàng ngày với các chủ đơn, bởi chưa tìm hiểu kỹ các quy định về thẩm định, về các nội dung cơ bản của nhãn hiệu. Trong khi đó, đại đa số nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ là do nhãn hiệu đó đã bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó (hay còn gọi là nhãn hiệu đối chứng).
  • Tra cứu đăng ký thương hiệu có bắt buộc không? Như đã nói, tra cứu nhãn hiệu là bước không bắt buộc, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, chúng tôi luôn khuyến nghị khách hàng tiến hành tra cứu thương hiệu ngay khi có ý định đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nhãn hiệu bị từ chối do đã trùng/tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó?

Nếu bạn đã lỡ nộp đơn đăng ký, thì việc tra cứu cũng có tác dụng để bạn lường trước phần nào kết quả thẩm định và đưa ra phương án tiếp tục bảo hộ hay thay đổi nhãn hiệu kịp thời.

Nếu bạn chưa tiến hành nộp đơn đăng ký và đang trong quá trình chuẩn bị. Thì tốt nhất nên tạm dừng lại và tiến hành ngay việc kiểm tra thương hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Bởi:

  • Tra cứu nhãn hiệu giúp tìm kiếm các nhãn hiệu đối chứng (Trùng/tương tự) với nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký;
  • Tra cứu logo giúp người nộp đơn biết mình có đang sử dụng nhãn hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của bên khác hay không?;
  • Tra cứu tên thương hiệu giúp xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và cân nhắc về việc nộp đơn đăng ký;
  • Tra cứu tên sản phẩm giúp giảm các rủi ro từ việc nhãn hiệu bị từ chối, giảm các tổn thất về thời gian, tiền bạc có thể xảy ra nếu nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, việc tra cứu có thể chỉ mất vài ngày nhưng thực tế là đang giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc cho chủ đơn. Luật Hùng Sơn cung cấp dịch vụ tra cứu, nhận định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Chỉ từ 01-07 ngày làm việc, khách hàng có thể biết được chính xác 80-90% khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình.

Nguyên tắc thực hiện tra cứu nhãn hiệu, tra cứu logo 2023

Tiến hành tra cứu thương hiệu, cần thực hiện nguyên tắc sau:

Thứ nhất, xác định chính xác thành phần của nhãn hiệu. Một mẫu nhãn hiệu có thể gồm phần hình (hay còn gọi là logo, logo thương hiệu) và phần chữ (hay còn gọi là tên nhãn hiệu, thương hiệu); nhưng cũng có mẫu nhãn hiệu chỉ gồm phần hình (logo) hoặc chỉ có phần chữ (tên nhãn hiệu).

Đối với nhãn hiệu có phần hình (logo) cần xác định hình dáng, tên gọi của phần hình. Sau đó đối chiếu và tra cứu với Bảng phân loại các yếu tố hình Vienna (Bảng phân loại Vienna) để có mã phân loại hình phục vụ cho việc tra cứu hình.

Xác định được thành phần nhãn hiệu, từ đó phân tích các nội dung cần tiến hành tra cứu.

Ví dụ:  Xác định thành phần của các nhãn hiệu dưới đây:

Tra cứu nhãn hiệu

=> Mẫu nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ “TIKTOK”. Nội dung cần tra cứu là phần chữ “TIKTOK”.

TH TRUEMILK HÌNH

Mẫu nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ “TH true milk”. Nội dung cần tra cứu gồm phần hình “ngôi sao”, “bông hoa” và phần chữ “TH true milk”. Đối chiếu phần hình “ngôi sao”, “bông hoa” với Bảng phân loại Vienna, cần tra cứu các mã phân loại: 01.01.10; 05.05.20.

Tra cứu nhãn hiệu - luật hùng sơn

Bamboo airway

Mẫu nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ. Nội dung cần tra cứu là phần hình “chiếc lá” cho lĩnh vực vận tải hàng không. Đối chiếu phần hình “chiếc lá” cách điệu với Bảng phân loại Vienna, cần tra cứu mã phân loại hình: 05.03.13.

Tra cứu nhãn hiệu - luật hùng sơn

Đây là việc kiểm tra, tra cứu khả năng đăng ký của logo, thương hiệu. Cách thức kiểm tra phần hình nêu trên cũng phức tạp và khó thực hiện hơn so với nhãn hiệu chữ đơn thuần.

Thứ hai, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Một nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ cho một hoặc nhiều lĩnh vực. Phạm vi bảo hộ càng rộng, thì dữ liệu tra cứu sẽ càng nhiều. Và có thể số lượng đối chứng sẽ càng cao. Sau khi xác định phạm vi bảo hộ, đối chiếu với Bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni-xơ (Phiên bản 11-2021) gọi tắt là Bảng phân loại Ni-xơ.

Ví dụ:

Nhãn hiệu hình “chiếc lá” bảo hộ cho lĩnh vực vận tải. Đối chiếu với Bảng phân loại Ni-xơ, ta thấy Nhóm phù hợp là Nhóm 39. Kết hợp với hướng dẫn ở trên, cần tra cứu phân loại hình 05.03.13 cho Nhóm 39. Ta sẽ tìm được các đối chứng của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu “TH truemilk, hình” bảo hộ cho lĩnh vực sản xuất sữa. Đối chiếu với Bảng phân loại Ni-xơ, ta thấy phân loại phù hợp là Nhóm 29. Như vậy cần tra cứu từ khoá “TH truemilk” và phần “hình” cho Nhóm 29. Ta sẽ tìm được đối chứng của nhãn hiệu.

Thứ ba, xác định công cụ tra cứu. Ở Việt Nam, hiện nay có tương đối nhiều công cụ để tiến hành kiểm tra nhãn hiệu. Việc lựa chọn nguồn tra cứu cũng vô cùng quan trọng. Có thể điểm qua các kênh tra cứu ở Việt Nam phổ biến:

  • Kênh tra cứu chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ- Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:  http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/Wlogin.php. Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2022, kênh tra cứu Thư viện số nói trên đã chính thức ngừng hoạt động.
  • Kênh tra cứu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO):  http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ (Ngoại trừ hệ thống tra cứu từ Cục SHTT, hiện nay WIPOPUBLISH là kênh tra cứu chính thức và đầy đủ nhất về nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam mà người dùng có thể tự tiến hành tra cứu).
  • Nền tảng dữ liệu và dịch vụ thông tin sở  hữu công nghiệp:   http://ipplatform.vipri.gov.vn/
  • Hệ thống Madrid Monitor: https://www3.wipo.int/madrid/monitor/en/

Cách tra cứu nhãn hiệu mới nhất 2023

Từ năm 2022 WIPOPUBLISH là kênh tra cứu chính thức và đầy đủ nhất về nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam mà người dùng có thể tự tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.

Cách 1: Tra cứu sơ bộ

Tra cứu sơ bộ là tra cứu trên các nền tảng thông tin Internet mở, bất cứ ai cũng có thể thực hiện qua các thao tác:

Bước 1: Truy cập vào website: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/

Giao diện hiển thị như sau:

Tra cuu nhan hieu - luathungson

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Tiếp theo, chọn trường “Nhãn hiệu”.

Bước 2: Tiến hành tạo truy vấn tìm kiếm cho nhãn hiệu

Giao diện hiển thị mặc định của các trường truy vấn tìm kiếm:

Tra cuu nhan hieu - luathungson

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Người dùng nhập các từ khóa vào cột “Biểu thức” dựa trên nhu cầu tìm kiếm, tra cứu. Chúng tôi xin đưa ra những trường hợp tra cứu cụ thể thông qua các Ví dụ thực tế dưới đây:

Trường hợp 1: Nếu nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ. Tra cứu nhãn hiệu có chứa từ khóa TRÙNG với nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ (Tên nhãn hiệu) cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ cụ thể:

Ví dụ 1:

Tra cứu thương hiệu: “Tiktok” đối với phân loại Nhóm 09 (Mục đích tra cứu nhãn hiệu có chứa từ khóa trùng với từ khoá đã có “Tiktok” cùng phân loại Nhóm 09).

Tại trường “Nhãn hiệu” gõ chính xác từ khóa ““Tiktok”” (Tìm kiếm chính xác bằng cách đặt “Từ khóa” trong dấu ngoặc kép); Tại trường tiếp theo lựa chọn phân loại trường “Phân loại Nice”, gõ từ khóa “09” (Số nhóm đã xác định theo Bảng phân loại Ni-xơ). Sau đó click vào ô “Tra cứu”. Giao diện minh họa:

Tra cuu nhan hieu

Tra cứu logo cục sở hữu trí tuệ

Kết quả tìm kiếm trả về là các mẫu nhãn hiệu có chứa chính xác từ khoá “Tiktok” đã đăng ký Nhóm 09:

Tra cuu, kiem tra nhan hieu

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Để kiểm tra chi tiết thông tin nhãn hiệu đã tìm kiếm được, người dùng click trực tiếp vào khu vực thông tin nhãn hiệu.

Dưới đây là kết quả tìm kiếm thông tin chi tiết của một trong những nhãn hiệu tìm kiếm được:

Tra cuu nhan hieu - luathungson

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Ví dụ 2:

Tra cứu nhãn hiệu: “Bamboo” đối với phân loại Nhóm 38 (Mục đích là để tìm những nhãn hiệu có chứa từ khóa trùng với từ “Bamboo” cùng phân loại Nhóm 38).

Tương tự Ví dụ 1, chỉ khác là thay thế từ khoá “Bamboo” cho từ khóa “Tiktok” tại trường tìm kiếm “Nhãn hiệu” và thay thế từ khóa “08” cho từ khóa “09” tại Phân loại trường “Phân loại Nice”. Giao diện minh họa:

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

 Kết quả tìm kiếm trả về là nội dung “Không tìm thấy bản ghi”. Giao diện minh họa:

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu thương hiệu cục sở hữu trí tuệ

Nếu quá trình tra cứu cho bạn kết quả như trên, đồng nghĩa với không tìm kiếm được kết quả phù hợp với truy vấn mà bạn tìm kiếm. Cũng tức là không tìm thấy nhãn hiệu có chứa từ “Bamboo” đăng ký nhóm 38.

Trường hợp 2: Tra cứu thương hiệu chỉ có phần hình (logo).

Đối với công việc tra cứu nhãn hiệu “hình/logo”, cần bám sát Bảng phân loại Vienna.

Ví dụ 3:

Tra cứu logo hình “chiếc lá” đối với phân loại Nhóm 39.

Điều đầu tiên cần làm: Gọi tên hình- hình chiếc lá, hình chiếc lá cách điệu. Tìm kiếm các phân loại nhóm phù hợp trong Bảng phân loại Vienna. Nếu không có nghiệp vụ tra cứu, khó lòng có thể ngay lập tức khoanh vùng phạm vi tra cứu. Một mẹo tìm kiếm đơn giản, đó là tìm kiếm trong Bảng các từ khoá có nội dung tương đồng với phần hình. Đối với ví dụ này, từ khoá có thể tìm kiếm là “Lá”, “Chiếc lá”, “Lá không cách điệu”, “Lá cách điệu”.

Tra cứu nhãn hiệu

Phân loại hình phù hợp: 05.03.13 – Lá cây cách điệu hoá

Quảng cáo

Sau khi đã tìm được phân loại hình phù hợp, tiến hành nhập các trường thông tin tra cứu: Tại trường “Phân loại Nice”, gõ từ khóa “39”; Tại trường tiếp theo, chọn phân loại trường “Phân loại Viên”, gõ từ khóa “05.03.13” Sau đó click vào ô “Tra cứu”.

Trường hợp giao diện hiển thị không có trường “Phân loại Viên”, cần tích vào ô “Phân loại Viên” ở góc màn hình bên trái.

Phân loại Viên

Gõ thông tin phân loại hình vào ô “Phân loại Viên”, sau đó chọn “Tra cứu”

Giao diện minh họa:

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Kết quả tìm kiếm trả về là các mẫu nhãn hiệu có chứa phần hình (logo) có dạng hình “Lá cây cách điệu hóa” đã đăng ký Nhóm 39:

Sau khi có kết quả tra cứu, người dùng xem lần lượt từng trang kết quả tìm kiếm 1-2-3.. cho đến nhãn hiệu cuối cùng tìm được.

Trường hợp 3: Nếu nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ. Tra cứu nhãn hiệu có chứa từ khóa TƯƠNG TỰ với nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ (Tên nhãn hiệu) cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ cụ thể:

Trong thực tế, với trường hợp một nhãn hiệu chứa từ khoá TRÙNG thường cho khá ít hoặc thậm chí không có kết quả. Điều này không thể dẫn đến kết luận ngay là nhãn hiệu có khả năng bảo hộ cao. Hầu hết các nhãn hiệu đăng không thành công do nhãn hiệu đó tương tự với một nhãn hiệu khác đã nộp đơn đăng ký trước. Mức độ tương tự dẫn đến nhãn hiệu bị Cục SHTT từ chối cấp văn bằng là “tương tự đến mức gây nhầm lẫn”.

Trước khi kết luận một nhãn hiệu A “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với một nhãn hiệu B hoặc nhiều nhãn hiệu khác thì phải tìm kiếm, tra cứu ra các nhãn hiệu có tính “tương tự” này. Vậy làm thế nào để tra cứu nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của mình? Bạn tham khảo cách sử dụng các từ khoá và quy tắc sau để tra cứu nhãn hiệu:

Sử dụng ký tự “?” Thay thế cho một ký tự hoặc không ký tự nào.

Ví dụ: Nếu nhập từ khoá “Sho?ee”. Kết quả tra cứu có thể trả về: “shopee”, “shoee”, “shokee”, “shomee”…

Nếu nhập từ khoá “?ee?”. Kết quả tra cứu có thể trả về: “Bee”, “meey”, “eed”, “ee”…

Sử dụng ký tự “*” Thay thế cho nhiều ký tự hoặc không ký tự nào.

Ví dụ: Nếu nhập từ khoá “H*da”. Kết quả tra cứu có thể trả về: “honda”, “hongda”, “hda”…

Nếu nhập từ khoá “*esl*”. Kết quả tra cứu có thể trả về: “Theslard”, “esl”, “Twesl”,…

Sử dụng ký tự “_” Thay thế cho một ký tự.

Ví dụ: Nếu nhập từ khoá “H_nda”. Kết quả tra cứu có thể trả về: “honda”, “hunda”, “hwnda”..

Ví dụ tra cứu thực hành 4: Nhãn hiệu cần tra cứu sơ bộ: “Kiuby”, phạm vi tra cứu các sản phẩm thời trang, túi xách, giày, dép, valy.

Một, Xác định nội dung tra cứu:

Nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ “Kiuby”;

Phạm vi tra cứu: Nhóm 18; 25.

Hai, Xác định từ khoá tra cứu:

Tra cứu trùng: “Kiuby”.

Tra cứu tương tự: “kiubi” “kyubi” *k*u*b*

Kết quả tra cứu cho thấy:

Tra cuu nhan hieu, logo

Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ

Trường hợp 4: Tra cứu nhãn hiệu gồm phần hình (logo) và phần chữ (tên nhãn hiệu):

Để tra cứu những nhãn hiệu thuộc Trường hợp 3 là tổng hợp cách tra cứu ở trường hợp 1; trường hợp 2 và trường hợp 3. Để tránh nhầm lẫn và nhiễu thông tin, người tra cứu nên tách bước tra cứu đối với phần chữ riêng và tra cứu đối với phần hình riêng. Sau đó tổng hợp kết quả tra cứu và đưa ra kết luận.

Bước 3: Đọc kết quả tra cứu và nhận định về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Bước này đòi hỏi chuyên môn và quan điểm cá nhân của người tra cứu. Tuy nhiên nếu không có chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực này bạn cũng có thể nhận định (chủ quan) đối với các kết quả tra cứu: Đánh giá trong cùng lĩnh vực trên, nhãn hiệu của bạn có tương tự với các nhãn hiệu tìm kiếm được hay không? Sử dụng các yếu tố sau để nhận định về tính “tương tự” giữa hai nhãn hiệu so sanh:

Đối với mẫu nhãn hiệu: Xem xét yếu tố thiết kế, trình bày, bố cục (phần hình); Xem xét cách phát âm, cách viết, cách đọc, số lượng ký tự (phần chữ);

Đối với phạm vi bảo hộ: Xem xét tình liên quan, tương đồng giữa hai lĩnh vực bảo hộ.

Nhìn chung, việc tra cứu sơ bộ với hình thức và phương pháp trên mang tính tham khảo. Kết quả tra cứu sơ bộ có độ chính xác khoảng 60% do lượng dữ liệu có thể tra cứu còn hạn chế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tra cứu sơ bộ có ưu điểm là hoàn toàn miễn phí và tra cứu dựa trên nguồn Internet mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập.

Cách 2: Tra cứu thương hiệu chuyên sâu.

Khi tiến hành tra cứu chuyên sâu, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện công việc tra cứu, tìm kiếm nhãn hiệu. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là đơn vị có nghiệp vụ, chuyên môn sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Thay vì tự mình thực hiện việc tra cứu thì khách hàng uỷ quyền cho Tổ chức đại diện làm công việc này.

Khác biệt với tra cứu sơ bộ, tra cứu chuyên sâu có độ chính xác cao hơn và lên đến 85-90% về khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tra cứu chuyên sâu mất chi phí và thời gian cho việc tra cứu chuyên sâu là từ 01-07 ngày, tuỳ thuộc vào phạm vi tra cứu.

Đánh giá ưu nhược điểm 2 cách tra cứu trên

Mục đích chung của hoạt động tra cứu tên thương hiệu là tìm kiếm các đối chứng trùng, tương tự với nhãn hiệu mà khách hàng sử dụng hoặc dự định đăng ký. Tuy nhiên với mỗi loại hình tra cứu sẽ có những ưu, nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Tra cứu sơ bộ: Miễn phí và có thể tự thực hiện không phụ thuộc vào đơn vị nào.

Tra cứu chuyên sâu: Độ chính xác cao, đánh giá đúng đến 80-90% về khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian tra cứu NHANH, cố định. Kết luận rõ ràng, đầy đủ.

Nhược điểm

Tra cứu sơ bộ: Dữ liệu tra cứu hạn chế, khả năng tra cứu, đánh giá hoàn toàn chủ quan. Kết luận, đánh giá nhãn hiệu chỉ đúng đến 40-60% về khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu. Thời gian tra cứu có thể kéo dài, không cố định do không có chuyên môn sâu trong việc tra cứu

Tra cứu chuyên sâu: Mất một khoản phí và phải tìm kiếm Tổ chức đại diện SHCN uy tín.

Dịch vụ tra cứu thương hiệu tại Tổ chức đại diện SHCN- Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn là Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín với 13 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu trọn gói.

Hơn thế nữa, Luật Hùng Sơn hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn từ lựa chọn loại hình đăng ký, đến thủ tục tự nộp đơn, hướng dẫn tra cứu và cung cấp dịch vụ tra cứu sơ bộ, tra cứu chuyên sâu.

Thời gian tra cứu sơ bộ: Chỉ từ 0-02 /nhãn hiệu/lĩnh vực. Miễn phí tra cứu sơ bộ 03 mẫu nhãn hiệu;

Thời gian tra cứu chuyên sâu: Chỉ từ 01-07 ngày/nhãn hiệu/lĩnh vực;

Chúng tôi cam kết tại Luật Hùng Sơn, chi phí tra cứu luôn được tối ưu và đảm bảo thời gian tra cứu nhanh nhất;

Ngay khi có kết quả tra cứu, đội ngũ chuyên viên sẽ đưa ra tư vấn cụ thể, chính xác nhất cho mỗi khách hàng, để khách hàng lựa chọn, quyết định việc nộp đơn đăng ký.

Khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng uỷ quyền cho Luật Hùng Sơn đại diện làm thủ tục nộp đơn đăng ký hoặc nhận hướng dẫn tự nộp đơn trực tiếp với chi phí dịch vụ tối ưu nhất.

Trên đây là Hướng dẫn Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu năm 2023. Trong quá trình thực hành tra cứu, nếu gặp bất cứ trở ngại nào, vui lòng để lại thông tin phía dưới bình luận. Nếu cần tư vấn chi tiết, vui lòng gọi điện tới Luật Hùng Sơn qua Hotline: 0964 509 555

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn