Những vấn đề quan trọng người lao động cần biết về hợp đồng thử việc

Kính chào Luật sư, tôi là sinh viên mới ra trường và bắt đầu xin việc tại một số công ty. Hầu hết các công ty hiện nay đều có thời gian thử việc cho nhân viên mới. Vì vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi những quy định cần biết về hợp đồng thử việc để tránh bị xâm phạm tới quyền lợi của mình trong quá trình thử việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng cáo

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật Hùng Sơn. Yêu cầu tư vấn của bạn cũng là thắc mắc của phần đông người lao động khi bắt đầu tham gia thị trường lao động. Vậy hãy cùng Luật Hùng Sơn phân tích những lưu ý về hợp đồng thử việc mà người lao động cần biết:

1. Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc trong quá trình thử việc không?

Vấn đề ký kết hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc thử việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên khi tham gia thử việc. Nếu hai bên có thỏa thuận về vấn đề thử việc thì hai bên có thể giao kết. Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Như vậy theo quy định tại Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động và người lao động không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc. Đặc biệt, đối với các công việc theo mùa vụ thì người lao động không phải trải qua quá trình thử việc.

Trong trường hợp 2 bên giao kết hợp đồng thử việc thì hợp đồng cần có các nội dung:

  • Thông tin của người lao động và người sử dụng lao động;
  • Thời hạn hợp đồng thử việc;
  • Công việc và địa điểm thử việc;
  • Mức lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…

hợp đồng thử việc

2. Thời hạn thử việc là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động, thời hạn thử việc được xác định theo tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưng phải đảm bảo quy định sau:

Quảng cáo
  • Thử việc không quá 60 ngày đối với chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Thử việc không quá 30 ngày đối với chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật;
  • Thử việc không quá 06 ngày đối với công việc khác.

Đối với mỗi công việc chỉ được thử việc 01 lần. Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định về thử việc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm >>> Thử việc có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?

3.  Tiền lương trong thời gian thử việc

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động, tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động do các bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đã thỏa thuận.

4. Hết thời hạn thử việc

Khi kết thúc thời hạn thử việc, nếu người lao động đạt yêu cầu công việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động. Nếu người lao động không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động thôi việc.

Nếu người sử dụng lao động để người lao động tiếp tục làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Luật Hùng Sơn về những vấn đề quan trọng người lao động cần biết về hợp đồng thử việc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn