Vì nhiều nguyên nhân khiến người lao động bị mất sổ Bảo hiểm xã hội, có thể do chuyển nhà, hoặc có thể do nơi làm việc trước đó của người lao động làm mất sổ BHXH,… Vì vậy sẽ có nhiều người mong muốn làm lại sổ BHXH mà lại không biết hồ sơ và các quy định xin cấp lại sổ BHXH như thế nào? Thủ tục ra sao? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi.
1. Quy định về sổ Bảo hiểm xã hội:
Pháp luật về Bảo hiểm xã hội có quy định như sau: “Sổ bảo hiểm xã hội được hiểu là Sổ dùng để tiến hành ghi chép lại các quá trình làm việc, ghi lại các quá trình đóng cũng như hưởng bảo hiểm xã hội, việc này nhằm làm căn cứ để cơ quan có chức năng giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản là trong quá trình tham gia lao động thì người lao động được phép tham gia Bảo hiểm xã hội, do đó sổ Bảo hiểm xã hội này được xem là căn cứ vô cùng quan trọng nhằm để cơ quan bảo hiểm tiến hành quản lí, theo dõi Người lao động cũng như việc người sử dụng lao động tiến hành xem xét quá trình làm việc của người lao động có nghiêm túc hay không và cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành dựa vào các số liệu trong sổ BHXH để giải quyết cho người lao động những khoản chính sách cũng như trợ cấp sau này.
2. Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH bị mất cần những gì:
Tuy nhiên, nhiều người lao động vì nhiều nguyên nhân dẫn đến không còn sổ BHXH. Đối với các trường hợp như vậy, người lao động nếu muốn được cấp lại sổ thì cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ bên dưới để tiến hành xin cấp lại sổ
Cụ thể, theo điều 27 của quyết định 595/QĐ-BHXH thì cần:
- Đơn trình báo mất sổ bảo hiểm xã hội, đơn này cần có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc
- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, đơn này cũng cần có xác nhận của chính quyền địa phương nơi mà người mất sổ cư trú
- Giấy xác nhận quá trình người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan BHXH liên quan
- Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú
- Tờ khai cấp sổ, trường hợp nếu đã bị mất thì người lao động cần phải liên hệ đơn vị cũ hoặc tiến hành liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp sổ để sao y.
- Và cần chuẩn bị thêm bản sao có chứng thực của chứng minh thư nhân dân.
3. Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH đã bị mất như thế nào?
Cũng theo quyết định 595/QĐ-BHXH tại Điều 595 có quy định về trình tự thủ tục cấp lại sổ BHXH đã bị mất cụ thể như sau:
- Nơi nộp hồ sơ: Người lao động sẽ tiến hành nộp cho đơn vị nơi mà người đó đang làm việc hoặc có thể tiến hành nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu trong trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đã được cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp BHXH, hưởng lương hưu đề nghị cấp lại hoặc muốn điều chỉnh nội dung trên sổ thì cần tiến hành nộp cho cơ quan BHXH.
- Thời hạn đối với việc cấp lại sổ BHXH: Trong trường hợp nếu người lao động mất sổ BHXH thì thời hạn là không quá 10 ngày tính từ ngày cơ quan chức năng nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đối với các trường hợp mà cần phải tiến hành xác minh quá trình đóng BHXH của người đó ở tỉnh khác hoặc quá trình đóng ở nhiều đơn vị nơi mà người lao động đã làm việc thì thời hạn sẽ không quá 45 ngày, tuy nhiên đối với trường hợp này sẽ có văn bản thông báo đến người lao động biết về việc này (theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Hy vọng qua bài viết trên của luật Hùng Sơn, sẽ giúp được phần nào cho người lao động có thể xin cấp lại sổ BHXH. Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi, nếu bạn còn câu hỏi nào khác.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023