logo

Doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào?

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp để đảm bảo được quyền lợi và các nghĩa vụ nhất định của nhân viên. Nhưng nếu như một doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào? Vấn đề này sẽ được Luật Hùng Sơn giải đáp cụ thể qua những quy định pháp luật mới nhất sau.

Quảng cáo

1. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Khi mà doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và hoạt động trên nhiều địa bàn thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào mức lương tối thiểu của vùng đó. Căn cứ theo Điều 4 của Nghị định số 153/2016/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động mà làm việc theo hợp đồng như sau:

– Doanh nghiệp mà hoạt động trên địa bàn nào thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trong trường hợp đơn vị hoặc chi nhánh hoạt động ở trên những địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị hoặc chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn ấy.

– Nếu doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và khu công nghệ cao nằm ở trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì sẽ áp dụng theo địa bàn mà có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

– Nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc là chia tách thì tạm thời sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc là chia tách cho đến lúc Chính Phủ có quy định mới.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã được thành lập mới từ một địa bàn hoặc là nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu của vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu của vùng cao nhất. Trong trường hợp mà doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc là nhiều địa bàn thuộc vào vùng IV thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 của Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP.

Như vậy, nếu như mà doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì chi nhánh mà ở địa bàn nào thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng ở tại vùng đó và sẽ không áp dụng một mức lương tối thiểu vùng  chung cho tất cả các nhánh của doanh nghiệp hoạt động.

doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn đóng bảo hiểm thế nào

2. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH về phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo địa bàn như sau:

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở tại địa bàn của tỉnh nào thì sẽ đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì sẽ đóng bảo hiểm xã hội ở tại địa bàn đó hoặc đóng ở tại Công ty mẹ.

Quảng cáo

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 141/2017/NĐ-CP có quy định về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:

– Mức lương tối thiểu vùng được quy định sẽ là mức thấp nhất làm cơ sở để cho doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương phải trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ được thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc là công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất.
  • Cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động mà làm công việc đòi hỏi người lao động đã có qua học nghề, đào tạo nghề được quy định.

Căn cứ theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2020 mới nhất như sau:

– Vùng I có mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng.

– Vùng II có mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng.

– Vùng III có mức lương tối thiểu vùng là 3.430.000 đồng/tháng.

– Vùng IV có mức lương tối thiểu vùng là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, nếu doanh nghiệp có chi nhánh hoạt động ở nhiều địa bàn thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định ở tại từng địa bàn đó. Và mức để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được căn cứ vào mức lương tối thiểu ở từng chi nhánh để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là quy định pháp luật cụ thể để giải đáp cho câu hỏi liệu doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau thì đóng bảo hiểm thế nào. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc là các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

>>> Năm 2020 mức đóng bảo hiểm thay đổi như thế nào?

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top