[Giải đáp] Định khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu?

Định khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu, chi phí đăng ký nhãn hiệu là khoản phí mà chủ sở hữu của nhãn hiệu phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu khi tiến hành đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Việc dự trù các khoản chi phí phải nộp này giúp doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết được kế hoạch kinh doanh cũng như duyệt chi những khoản thật sự cần thiết. Bên cạnh đó thì việc cung cấp chứng từ đã nộp phí đăng ký nhãn hiệu cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu cũng là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Trong khuôn khổ, bài viết dưới đây, hãy cùng công ty Luật Hùng Sơn tìm hiểu xem định khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu nhé.

Quảng cáo

Định khoản Chi phí đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền được quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC. Cụ thể bao gồm những chi phí sau:

– Chi phí để tra cứu đơn đăng ký nhãn hiệu: 500.000 VNĐ;

– Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 VNĐ;

– Lệ phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VNĐ;

– Lệ phí thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký: 180.000 VNĐ/01 nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm-dịch vụ;

– Trường hợp nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch trong cùng nhóm thì phải nộp thêm chi phí tra cứu nhãn hiệu : 30.000 VNĐ/01 sản phẩm hoặc dịch vụ;

– Chi phí thẩm định nội dung đơn: 550.000 VNĐ/01 dịch vụ/sản phẩm cùng nhóm. Nếu quá 6 sản phẩm/dịch vụ trong cùng một nhóm thì phải nộp thêm 120.000 VNĐ/dịch vụ hoặc sản phẩm;

– Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 360.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm/dịch vụ.

định khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ Đăng ký thương hiệu gồm những gì?

Hồ sơ để tiến hành đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm các thành phần như sau:

– 05 mẫu thương hiệu với kích thước 8 x 8 cm;

– Danh mục những hàng hóa dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên hoặc quyền được tặng cho, thừa kế (nếu có)

– Chứng từ nộp đã lệ phí đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền.

– Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký thì hồ sơ cần có giấy ủy quyền;

Quảng cáo

Ngoài ra, tùy từng trường hợp khác nhau mà Quý khách hàng sẽ phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền thêm các giấy tờ, tài liệu liên quan khác.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tránh bị Cục SHTT trả lại hồ sơ đăng ký, khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ, Quý độc giả cần lưu ý một số điều sau: 

– Thứ nhất, tờ khai đăng ký nhãn hiệu hiệu sẽ bao gồm 02 bản giống nhau. Một bản sẽ được Cục SHTT trả lại cho chủ đơn đăng ký để lưu hồ sơ;

– Thứ hai, mỗi hồ sơ đăng ký sẽ được cấp duy nhất một văn bằng bảo hộ;

– Thứ ba, ngôn ngữ được dùng trong hồ sơ đăng ký phải là Tiếng Việt, nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương. Các tài liệu trong hồ sơ sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt thì khi nộp bắt buộc các tài liệu này phải được dịch sang tiếng Việt;

– Thứ tư, hồ sơ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1,2,3,4….;

– Thứ năm, bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;

Phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định: GCN đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần được gia hạn mười năm.

Khi đó, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu này thì phải gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Để gia hạn được chấp nhận thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Thông tư 22/2009/TT-BTC đã quy định về phí gia hạn hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu như sau:

(i) Lệ phí gia hạn hiệu lực là 540.000 đồng cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ.

(ii) Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn là 10% lệ phí gia hạn.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hùng Sơn

– Những luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp, thành thạo các thủ tục về sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ của Quý khách hàng nên chúng tôi biết làm thế nào để hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là hợp lệ và  được xử lý trong thời hạn ngắn nhất và làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị đối thủ xâm phạm….

– Phương châm hoạt động của Luật Hùng Sơn là luôn đặt lợi ích của khách hàng nên hàng đầu nên chúng tôi luôn cam kết sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng; tối giản các giấy tờ khách hàng cần cung cấp để thực hiện hồ sơ; phục vụ tận nơi, khách hàng không cần đi lại.

– Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, điều kiện và tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện cho khách hàng trong quá trình thực hiện, xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin với khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thông báo cho quý khách hàng ngay sau khi nhận được văn bằng bảo hộ.

Để yêu cầu dịch vụ của Luật Hùng Sơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới các thông tin sau:

  • Email: info@luathungson.com
  • Điện thoại: 0964 509 555/ 1900 6518

Như vậy, các thông tin về định khoản chi phí đăng ký thương hiệu đã được công ty Luật Hùng Sơn chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng, bài viết đã giúp ích nhiều cho quý bạn đọc, nếu bạn có bất kỳ góp ý hoặc có thông tin cần tư vấn thêm, hãy phản hồi lại cho chúng tôi. Luật Hùng Sơn xin trân trọng cảm ơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn