Có được phép sa thải nữ lao động khi đang mang thai?

Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động sẽ sử dụng hình thức kỷ luật cao nhất là sa thải người lao động nếu người lao động đó vi phạm nghiêm trọng, dẫn đến gây thiệt hại. Tuy nhiên, đối với người lao động là nữ lao động đang mang thai thì người sử dụng lao động có được phép sa thải không? Nếu bị công ty sa thải thì họ nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của chính mình?

Quảng cáo

1. Có được phép sa thải nữ lao động khi đang mang thai?

Theo như thống kê thì tỷ lệ nữ lao động chiếm gần 50% số lao động, trong quan hệ lao động thì lao động nữ gặp nhiều thiệt thòi vì một số yếu tố dựa trên giới tính, đặc điểm.  Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ đang mang thai trong quan hệ lao động thì pháp luật dành nhiều sự quan tâm hơn để đảm bảo cho thai sản được làm việc một cách tốt nhất có thể. Nói một cách rõ ràng, cụ thể hơn thì không được sa thải đối với nữ lao động đang mang thai  

Theo  khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 được quy định như sau: 

  1. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

….

  1. d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

 Như vậy, Điều này được hiểu là công ty không được phép sa thải lao động nữ trong thời gian người này đang mang thai. Được biết, một số công ty vì một số bất tiện đến từ lao đông nữ đang mang thai như lao động nữ sẽ có một khoảng thời gian nghỉ thai sản và sinh con, việc này làm ảnh hưởng đến công ty như phải tìm nhân sự thay thế chỗ trống, phải hướng dẫn lại từ đầu cho nhân sự này,… Nên một số công ty đã lấy lí do đó để sa thải luôn lao động nữ đang mang thai. Việc này, hoàn toàn trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 155 Luật lao động 2012 cũng có quy định rằng “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. 

Như vậy, rõ ràng, hành vi sa thải nữ lao động đang trong thời gian mang thai thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật, dù với bất kì lí do gì. Chỉ được xử lí kỷ luật bằng hình thức sa thải khi người này quay lại làm việc sau sinh, thì việc xử lý kỷ luật sẽ tiến hành theo pháp luật, đảm bảo thời hiệu tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2012

Quảng cáo

 

có được sa thải lao động khi đang mang thai

 

2. Bị sa thải khi đang mang thai thì làm thế nào?

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều lao động nữ bỗng nhiên bị sa thải, mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi đang trong thời kỳ mang thai. Vậy lao động nữ nên làm gì khi biết mình bị sa thải?

Theo như đã phân tích ở trên, công ty đang tồn tại, hoạt động ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với  lao động nữ đang mang thai nghỉ việc vì bất cứ lý do gì đều là hành vi trái với quy định pháp luật. Do đó, khi bị công ty sa thải, tức là bị xâm phạm về quyền và lợi ích của lao động nữ đang mang thai thì người lao động cần khiếu nại với công ty để đòi lại quyền lợi cho mình.

Trước tiên, lao động nữ đang mang thai cần yêu cầu tổ chức Công đoàn tại công ty bảo vệ mình, yêu cầu công ty hủy bỏ việc sa thải, hoặc làm đơn yêu cầu hòa giải viên do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử để hoà giải tranh chấp lao động này. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 6 tháng, kể từ ngày lao động nữ mang thai bị công ty sa thải. Nếu thuộc trường hợp tranh chấp lao động cá nhân thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải do hòa giải viên lao động thực hiện.

Cùng lúc đó, lao động nữ có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để Tòa án giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Thời hiệu là 1 năm kể từ ngày lao động nữ bị doanh nghiệp sa thải để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân này.

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, Tòa án sẽ tuyên buộc công ty phải nhận lao động nữ đang mang thai này trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó và phải trả tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trong những ngày người này không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Do đó, nữ lao động đang mang thai phải nắm rõ quy định pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của chính mình nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn