Chế độ thai sản cho người lao động nữ mang thai hộ

Kính chào Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Vợ chồng tôi đã lấy nhau nhiều năm nhưng không có con, vì vậy chúng tôi đã nhờ người mang thai hộ. Không biết chế độ thai sản của người mang thai hộ cho vợ chồng tôi được quy định như thế nào trong luật? Kính mong Luật sư giải đáp!

Quảng cáo

I. Tư vấn của Luật Hùng Sơn : 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng, gửi câu hỏi tới Luật Hùng Sơn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số tư vấn như sau:

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 lần đầu tiên ghi nhận và bảo vệ hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, một loạt các văn bản pháp luật được ban hành để cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong đó, một trong các vấn đề mà các bên quan tâm nhất đó là chế độ thai sản của người mang thai hộ. Chế độ thai sản của người mang thai hộ được quy định cụ thể tại Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội  về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định lao động nữ mang thai hộ thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

chế độ thai sản của người mang thai hộ

♦ Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chế độ thai sản đối của người mang thai hộ như sau:

Người mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ ốm đau, thai sản trong thời gian mang thai sẽ được hưởng chế độ:

– Nghỉ việc để khám thai 05 lần (mỗi lần 01 ngày, trưởng hợp ở xa nơi khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám);

– Khi sảy thai, nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định. Thời gian nghỉ tối đa:

Quảng cáo
  • 10 ngày đối với thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày đối với thai từ 05-13 tuần tuổi;
  • 40 ngày đối với thai từ 13-25 tuần tuổi;
  • 50 ngày đối với thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

– Nghỉ việc hưởng chế độ sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 06 tháng (trong trường hợp sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng). Trong trường hợp kể từ khi sinh con đến khi giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho tới khi đủ 60 ngày. 

– Sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì trong 30 ngày đầu làm việc, người mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, nghỉ phục hồi sức khỏe.

♦ Mức hưởng chế độ thai sản đối với người mang thai hộ được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

– Mức hưởng chế độ sinh con = {( Mbq6t) / 30 ngày} x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

– Mức hưởng trợ cấp một lần = 2 tháng lương cơ sở

Như vậy, có thể thấy chế độ thai sản của người mang thai hộ được quy định như những người lao động nữ mang thai bình thường khác. Điều này thể hiện sự bình đẳng và sự quan tâm của Nhà nước đối với người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Chế độ thai sản của người mang thai hộ. Hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được tư vấn kịp thời!

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn