logo

Xử lý kỷ luật bằng cách kéo dài thời hạn nâng lương tối đa bao lâu?

Khi người lao động vi phạm vấn đề về lao động trong các trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Tuy nhiên, một trong số các hình thức xử lý kỷ luật ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động chính là hình thức xử lý kéo dài thời hạn nâng lương. Theo đó thì tiền lương của người lao động sẽ bị kéo dài thời gian nâng lên. Đây là một trường hợp khá đặc biệt. Người lao động cần nắm chắc quy định về việc xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương tối đa bao lâu để vẫn có thể đảm bảo được quyền lợi của mình. Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ thông tin pháp luật về vấn đề này qua các quy định sau.

Quảng cáo

1. Các trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 của Luật Viên chức năm 2010 có quy định, viên chức khi bị khiển trách thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài 3 tháng, nếu viên chức khi bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài 6 tháng. Và trong trường hợp mà viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng, đồng thời thì đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải bố vị trí khác để người lao động có thể làm việc phù hợp.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có quy định cán bộ, công chức khi bị khiển trách hoặc là cảnh cáo thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài 6 tháng kể từ ngày mà quyết định kỷ luật ấy có hiệu lực. Nếu như cán bộ, công chức khi bị giáng chức hoặc là cách chức thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày mà quyết định kỷ luật ấy có hiệu lực.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV, trong thời gian mà giữ bậc lương hiện giữ thì nếu cán bộ, công chức, viên chức và cả người lao động đã có được thông báo, quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là do không hoàn thành được nhiệm vụ được giao hàng năm nên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, giáng chức, cảnh cáo, cách chức thì sẽ bị kéo dài thời gian tính việc nâng bậc lương thường xuyên như sau:

– Sẽ kéo dài thời hạn nâng bậc lương đến 12 tháng đối với các trường hợp sau:

  • Cán bộ bị xử lý kỷ luật cách chức.
  • Công chức bị xử lý kỷ luật cách chức hoặc giáng chức.
  • Viên chức và người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức.

– Sẽ kéo dài thời hạn nâng bậc lương đến 6 tháng đối với các trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc là cảnh cáo.
  • Viên chức và người lao động bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
  • Cán bộ, công chức, viên chức và cả người lao động nếu không hoàn thành được nhiệm vụ được giao hàng năm, với trường hợp mà trong thời gian giữ bậc có 2 năm không liên tiếp không hoàn thành được nhiệm vụ đã giao thì mỗi năm mà không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ bị kéo dài 6 tháng.

– Sẽ kéo dài thời hạn nâng bậc lương đến 3 tháng đối với viên chức và người lao động mà bị xử lý kỷ luật khiển trách.

Và trong trường hợp mà vừa không hoàn thành được nhiệm vụ được giao và vừa bị xử lý kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên sẽ là tổng các thời gian bị kéo dài theo quy định của pháp luật.

Quảng cáo

>>> Có thể xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

xử lý kỷ luật bằng cách kéo dài thời hạn tăng lương

2. Những trường hợp không được kéo dài thời hạn nâng lương

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định không được xử lý kỷ luật lao động với hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương trong các khoảng thời gian sau:

– Đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng hoặc là nghỉ việc có được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

– Người lao động đang bị tạm giam hoặc tạm giữ.

– Người lao động đang chờ kết quả từ cơ quan có thẩm quyền để điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định ở tại Khoản 1 Điều 126 của Bộ luật Lao động năm 2012.

– Người lao động nữ đang có thai, nghỉ thai sản hoặc là người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Và cũng căn cứ theo Khoản 5 Điều 123 của Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định không được xử lý kỷ luật trong khi người đó đang mắc bệnh tâm thần hoặc là một loại bệnh khác làm mất đi khả năng điều khiển hành vi của mình.

Trên đây là các quy định của pháp luật về vấn đề kéo dài thời hạn nâng lương của người lao động và trường hợp không được kéo dài thời hạn bậc lương của người lao động. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top