Tội giết người có bị tử hình không?

Mỗi chúng ta sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng có những kẻ họ muốn cướp đi sinh mạng của mình vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy tội giết người sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm tù? Trường hợp nào tội giết người sẽ bị tử hình? Luật Hùng Sơn xin trình bày quan điểm như sau:  

Quảng cáo

1. Tội giết người quy định như thế nào?

Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về tội danh này, căn cứ Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người

a) Chủ thể tội phạm  

Chủ thể của tội phạm là người có đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi  của mình. Để đảm bảo các năng lực này con người phải đạt độ tuổi nhất định.

Căn cứ khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 BLHS năm 2015 theo đó chủ thể của tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Độ tuổi này đã được dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý con người Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước Việt Nam chúng ta đảm bảo đúng nguyên tắc quyền con người.

tội giết người

b) Khách thể tội phạm

Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân mà ở đây chính là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Trong số các quyền nhân thân thì quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là một quyền đặc biệt, cao quý nhất không thể so sánh được với bất cứ quyền nào khác. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển sự sống.

Nếu quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị xâm phạm đến thì các mối quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Bởi vậy, những lý do bảo vệ quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi quốc gia trong mọi thời kỳ từ trước đến nay. Ở Việt Nam chúng ta, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người mà trong các BLHS của chúng ta từ năm 1985 cho đến nay, tội giết người chỉ quy định ngay sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

c) Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan tội giết người là biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan điều này thể hiện ở sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí của mình. Đây là điều kiện cần, điều kiện đủ là hành vi này phải gây ra hoặc có khả năng gây ra cái chết cho người khác trái pháp luật.

Hậu quả của tội giết người thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người khác.

Quảng cáo

Mối quan hệ nhân quả

Hành vi khách quan của Tội giết người là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người khác khi đáp ứng đủ ba yếu tố:

Thứ nhất: Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian

Thứ hai: Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều các hiện tượng khác nhau phải chứa đựng khả năng thực tế dẫn đến hậu quả chết người khác. Đây chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác động của tội phạm.

Thứ ba: Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của Tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.

d) Mặt chủ quan của tội phạm

Trong mặt chủ quan thì yếu tố lỗi được xác định đầu tiên, lỗi của người phạm tội giết người ở đây xảy ra ở loại: lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp của tội giết người thể hiện trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn cho nạn nhân chết.

Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người là lỗi mà người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết, tuy không mong muốn điều đó xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc, chấp nhận hậu quả nạn nhân chết.

Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về tội giết người. Nếu  bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 19006518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi để nhận được sự tư vấn giúp đỡ.

>>> Tội đe doạ giết người

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn