Xử lý thế nào đối với người có tội cưỡng bức lao động mới nhất hiện nay?

Trong quá trình hoạt động và làm việc tại cơ quan, tổ chức vẫn thường có tình huống cưỡng bức lao động diễn ra. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người lao động mà còn có thể gây ra hậu quả khó lường làm cho hoạt động nơi cơ quan, tổ chức gặp phải khó khăn. Vì thế, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số quy định pháp luật xoay quanh tội cưỡng bức lao động để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về vấn đề này.

Quảng cáo

1. Dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức lao động theo quy định hiện nay

Cưỡng bức lao động chính là hành vi sử dụng vũ lực hoặc là đe dọa sử dụng vũ lực hoặc là những hành vi khác nhằm bắt một người thực hiện lao động trái với ý muốn của họ.

Tội cưỡng bức lao động sẽ có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau đây:

– Chủ thể: Tội phạm này được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

– Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về việc sử dụng lao động.

– Mặt khách quan của tội phạm:

  • Người phạm tội cưỡng bức lao động có hành vi dùng vũ lực hoặc là đe dọa dùng vũ lực, hoặc người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải thực hiện lao động trái với ý muốn chủ quan của chính họ.
  • Người mà thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc vào một trong những trường hợp sau: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc là đã bị kết án, vẫn chưa được xóa án tích lại tiếp tục vi phạm; gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định từ 31% cho đến 60%; gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến cho sức khỏe của 2 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định từ 31% cho đến 60%.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với hình thức lỗi được quy định là cố ý.

Quảng cáo

tội cưỡng bức lao động

2. Hình phạt dành cho người phạm tội cưỡng bức

Người thực hiện hành vi phạm tội như trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức lao động theo Điều 297 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2016 với hình phạt như sau:

– Người nào dùng vũ lực hoặc là đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm ép buộc người khác phải lao động thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc là bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc là đã bị kết án, vẫn chưa được xóa án tích lại tiếp tục vi phạm.
  • Gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định từ 31% cho đến 60%.
  • Gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến cho sức khỏe của 2 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định từ 31% cho đến 60%.

– Nếu phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm cho đến 7 năm:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phạm tội đối với , người già yếu, phụ nữ mà biết là có thai, người khuyết tật nặng hoặc là người khuyết tật đặc biệt nặng.
  • Phạm tội dẫn đến chết người.
  • Gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe cho 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định là từ 61% trở lên.
  • Gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định là từ 61% cho đến 121%.
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Nếu phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 5 năm cho đến 12 năm:

  • Phạm tội dẫn đến chết 2 người trở lên.
  • Gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định là từ 122% trở lên.

Như vậy, người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị áp dụng hình phạt cụ thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc là bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 12 năm căn cứ tùy vào tính chất và mức độ phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 1 năm cho đến 5 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật xoay quanh việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cưỡng bức lao động. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn