Những khoản tiền trừ vào lương hàng tháng bao gồm các khoản nào?

Hàng tháng, người lao động sẽ được trả một khoản tiền ứng với công sức lao động đã thực hiện trong một tháng, thường được gọi là tiền lương, được chi trả bởi người sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng biết, tiền lương mỗi tháng làm việc sẽ bị trừ đi một số khoản theo quy định pháp luật. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về những khoản tiền trừ vào lương hàng tháng, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số quy định sau đây.

Quảng cáo

1. Khoản tiền trừ vào lương hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 186 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc và sẽ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Cụ thể những khoản trích từ tiền lương của người lao động đóng vào các khoản bảo hiểm được tính như sau:

– Đối với bảo hiểm xã hội: căn cứ theo Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì sẽ trích 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Với một số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định ở tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì sẽ hàng tháng sẽ đóng 8% mức lương cơ sở vào trong quỹ hưu trí và tử tuất.

– Đối với bảo hiểm y tế: trích 1,5% mức tiền lương hàng.

  • Căn cứ theo Điều 7 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng sẽ là 4,5% tiền lương của người lao động.
  • Trong đó, người lao động chỉ đóng vào bảo hiểm y tế 1,5% mức tiền lương tương ứng với 1/3, và người sử dụng lao động sẽ đóng vào bảo hiểm y tế 3% mức tiền lương của người lao động tương ứng với 2/3 còn lại.

– Đối với bảo hiểm thất nghiệp: căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 57 của Luật Việc làm năm 2013 thì sẽ trích 1% mức tiền lương hàng tháng.

Quảng cáo

tiền trừ vào lương hàng tháng

2. Khoản tiền trừ vào lương hàng tháng để nộp Đoàn phí công đoàn (nếu có)

Khoản trừ này chỉ áp dụng đối với người lao động là đoàn viên.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-LĐ thì đoàn viên ở các công đoàn cơ sở thuộc cơ quan Nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc về lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp được hưởng lương theo bảng lương, bậc lương được Nhà nước quy định: có mức đóng đoàn phí hàng tháng sẽ bằng 1% mức tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.

3. Khoản tiền trừ vào lương hàng tháng để nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Căn cứ theo Điều 2 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC có quy định người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, họ có thu nhập chịu thuế.

Trong đó, thu nhập chịu thuế chính là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản như giảm trừ gia cảnh, đóng vào bảo hiểm xã hội, đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp nhân đạo, từ thiện, quỹ khuyến học…

Và theo Điều 1 của Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 thì kể từ ngày 1/7/2020, chỉ những người nào có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng mới phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách nhà nước. Và cứ mỗi một người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/người phụ thuộc/tháng.

Trên đây là các quy định pháp luật về những khoản tiền trừ vào lương hàng tháng, bao gồm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Đoàn phí (nếu là đoàn viên), thuế thu nhập cá nhân (nếu đủ điều kiện theo quy định). Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn