Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với rất nhiều người lao động. Khoản tiền lương này liệu thay đổi hay không khi Bộ luật Lao động 2019 sẽ được áp dụng? Bộ Luật lao động 2019 sẽ có hiệu lực vào 2021, nhiều điều khoản và quy định về tiền lương của người lao động từ 2021 đã được thay đổi theo hướng tích cực. Vậy những thay đổi tích cực đó có lợi như thế nào cho người lao động? Luật Hùng Sơn xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:
1. Tiền lương của người lao động từ 2021
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định theo đó:
Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc, theo chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Theo đó, mức lương theo công việc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương cho người lao động bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với làm công việc có giá trị như nhau.
2. Mức lương tối thiểu
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu là được trả cho người lao động là mức lương thấp nhất làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Mức lương tối thiểu sẽ được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa vào mức sống tối thiểu của người lao động và của gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường chung; các chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp…
3. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:
Người sử dụng lao động họ sẽ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng sử dụng lao động của họ, người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương theo công việc, chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động theo hợp đồng đã kí kết.
Mức lao động ở đây phải là mức trung bình bảo đảm số đông cho người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành vào chính thức thực hiện.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được người sử dụng lao động công bố và công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
4. Nguyên tắc trả lương
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
Thứ nhất: Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động thông qua ủy quyền hợp pháp.
Thứ hai: Người sử dụng lao động không được hạn chế và can thiệp vào quyền chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động sử dụng tiền lương của họ để chi tiêu vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động.
Trên đây là quan điểm của Luật Hùng Sơn về mức tiền lương của người lao động từ 2021 theo quy định của Luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực vào 01/01/2021 rất mong được tranh luận, trao đổi ý kiến phản hồi, qua đó chúng ta có một cách nhìn chính xác.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023