Dù bốn tháng nữa mới bước sang năm 2022, nhưng những thông tin về tiền lương trong năm tới vẫn luôn được đông đảo mọi người quan tâm. Đặc biệt là sau khoảng thời gian hai năm liền người lao động gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin về vấn đề tiền lương của người lao động năm 2022.
Tiền lương của người lao động là gì?
Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định về tiền lương của người lao động. Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động (NLĐ) theo thỏa thuận trước đó của hai bên để NLĐ thực hiện công việc cho họ. Tiền lương cấu tạo bởi các bộ phận là:
- Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác.
Trong đó, mức lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người sử dụng lao động đảm bảo việc trả lương phải bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm những công việc có giá trị tương đương nhau.
Tiền lương tối thiểu vùng của người lao động từ năm 2022
Đến thời điểm hiện tại, do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến cho hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên có thể khẳng định chắc chắn rằng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 không tăng. Bởi vào thời điểm này, việc tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Còn về thông tin lương tối thiểu vùng của người lao động 2022 có tăng không, thì hiện nay chưa thể có câu trả lời chính xác được. Nếu như mức lương tối thiểu vùng tăng, NLĐ sẽ được tăng lương; được tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm y tế hay mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; xa hơn là được tăng tiền lương hưu…
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1517 gửi tới các địa phương yêu cầu các địa phương rà soát tình hình triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn của mình. Đồng thời, công văn này cũng yêu cầu các địa phương đánh giá những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng và trong việc trả lương cho người lao động, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp. Việc đánh giá đó sẽ làm cơ sở để đề xuất với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thời gian tới.
Những thay đổi về tiền lương của người lao động từ 1/7/2022
Việc cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW của Bộ Chính trị, nếu như không có đại dịch Covid-19, thì đã được triển khai kể từ đầu năm 2021. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp, để tránh tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp, Bộ Chính trị đã tổ chức họp và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương đến ngày 01/7/2022.
Theo như văn bản này, chính sách về tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp sẽ có những thay đổi cụ thể như sau:
– Bổ sung thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Bộ luật Lao động 2019, khi tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này đã có quy định “Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo giờ, theo tháng”.
– Đối với các ngành nghề do Nhà nước công bố, sẽ có mức tiền lương bình quân trên thị trường. Nhà nước sẽ hỗ trợ cung cấp những thông tin về thị trường lao động. Đồng thời, Nhà nước cũng không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của các doanh nghiệp mà tiền lương sẽ do doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận với nhau.
– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, sẽ thực hiện khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đến năm 2025. Đến năm 2030, sẽ giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Nhà nước.
– Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tiền lương của người lao động phải tự bảo đảm chi thường xuyên với chi đầu tư. Vấn đề này được tự chủ theo như kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
– Những người lao động làm công việc thừa hành, phục vụ yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp trong các cơ quan Nhà nước sẽ không còn được áp dụng bảng lương của công chức, viên chức như hiện nay. Những người lao động này phải ký hợp đồng lao động và được áp dụng chế độ tiền lương như mọi người lao động trong các doanh nghiệp khác…
Bảng lương năm 2022
Hiện nay, bảng lương được áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, từ năm 2022, sẽ có năm bảng lương mới thay thế cho hệ thống bảng lương đang được áp dụng hiện hành. Sau đây công ty Luật Hùng Sơn sẽ đề cập đến các thông tin liên quan đến dự thảo bảng lương theo vị trí việc làm từ ngày 01/7/2022 dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Quân đội, công an).
Về bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo (Bảng 1)
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã sẽ được xây dựng thành 1 bảng lương riêng. Bảng lương này được xây dựng theo nguyên tắc:
– Mức lương chức vụ phải thể hiện được thứ bậc. Người giữ chức vụ lãnh đạo nào thì được hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì được hưởng lương theo chức vụ cao nhất.
– Mức lương của người lãnh đạo ở cấp trên phải cao hơn mức lương của người lãnh đạo ở cấp dưới.
– Quy định duy nhất một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương. Mức lương này không phân loại bộ, ban, ngành, ủy ban và tương đương ở trung ương. Đồng thời, cũng không phân biệt các chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương.
– Việc phân biệt các chức vụ ở bộ, ban, ngành, ủy ban và tương đương ở trung ương và các chức danh lãnh đạo khác theo đơn vị hành chính ở địa phương được thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
– Bộ Chính trị quyết định việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để xây dựng bảng lương chức vụ.
Về bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với người không giữ chức danh lãnh đạo (Bảng 2)
Xây dựng 01 bảng lương riêng theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có các bậc lương theo nguyên tắc sau:
– Cùng một mức độ phức tạp của công việc thì mức lương như nhau. Với ưu đãi nghề và điều kiện lao động cao hơn bình thường được thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
– Trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, thì ngạch và số bậc hiện nay sẽ được sắp xếp lại với mục đích khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
– Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức. Việc bổ nhiệm này do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Về bảng lương đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, công an) (Bảng 3, 4, 5)
Với lực lượng vũ trang nhân dân sẽ có 03 bảng lương riêng biệt. Cụ thể:
– 1 bảng lương dành cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm (Bảng 3)
– 1 bảng lương dành cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an (Bảng 4)
– 1 bảng lương dành cho công nhân quốc phòng, công nhân công an (Bảng 5)
Trên đây là những thông tin liên quan đến tiền lương của người lao động năm 2022. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6518 để được hỗ trợ.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023
Người lao động cụ thể là bảo vệ, hành chính ở trường học thì sẽ được chế độ tiền lương như thế nào? Với mức lương như hiện nay thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Trong khi công việc của họ thì còn hơn cả giáo viên.