Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xin chào Luật Hùng Sơn! Tôi có những câu hỏi muốn nhờ sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Quảng cáo

Câu hỏi 1 : Nguyễn văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, nhằm chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Văn A mà Trần Văn B đã nói dối với anh A là cho B mượn chiệc điện thoại di động để sử dụng trong vòng 1 ngày rồi sẽ trả lại. Vì là bạn bè với nhau nên anh A tin lời anh B và đã cho mượn chiếc điện thoại của mình. Sau khi mượn được chiếc điện thoại từ anh A, B đã mang tài sản trên đi bán lại cho C. Sự việc sau đó được phát hiện và chiếc điện thoại vẫn còn trên thực tế (không bị hư hỏng gì), vậy Luật sư cho tôi hỏi anh A có được đòi lại tài sản của mình từ C hay không? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi 2 : Nguyễn Văn A và Trần văn B có tranh chấp quyền sở hữu một ngôi nhà cấp 4. Vụ việc trên đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện X, tỉnh Y giải quyết. Theo đó Tòa án nhân dân huyện X đã ra bản tuyên án : Ngôi nhà cấp 4 trên thuộc sở hữu của Nguyễn Văn A. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Nguyễn Văn A đã chuyển nhượng quyền sở hữu ngôi nhà đó cho Trần Văn C. Sau một thời gian, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã xét xử lại bản án trên của Tòa bán nhân dân huyện X và tuyên bố : quyền sở hữu ngôi nhà trên thuộc về Trần Văn B, bản án của Tòa án nhân dân Huyện X là không có căn cứ pháp luật. Vậy Luật sư cho tôi hỏi liệu anh B có nhận được lại tài sản của mình hay không?

 

tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

>>>> Luật sư tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi : 1900.6518 <<<<

A/Tư vấn của Luật Hùng Sơn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Công ty Luật Hùng Sơn, đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau :

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

* Câu hỏi 1 :

Theo Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 494 có quy định về hợp đồng mượn tài sản :

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Quảng cáo

Theo đó, pháp luật không có quy định về hình thức bắt buộc đối với hợp đồng này. Do vậy, việc anh A cho anh B mượn điện thoại dưới bất cứ hình thức nào thì đều được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, giữa anh A và B đã tồn tại hợp đồng mượn tài sản.

Theo Bộ luật dân sự 2015, quyền của người cho mượn tài sản được quy định :

Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

  1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
  2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.

Theo đó, anh A có quyền đòi lại tài sản của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, anh B đã đem tài sản mượn được đem đi bán cho người khác là C, điều này trái với quyền của bên mượn tài sản và quy định về quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu. Trường hợp này, B đã tự ý định đoạt tài sản của anh A mà không có sự ủy quyền của chủ sở hữu, hành động này đã ảnh hưởng và xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của anh A. Dựa theo những căn cứ trên, anh A hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện lên TANN cấp huyện nơi anh B ở để đòi lại tài sản từ C.  Cùng với việc nộp đơn khởi kiện, anh A nên cung cấp các tài liệu mà A có thể thu thập được để chứng minh việc cho mượn tài sản này, ngoài ra cần chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản là chiếc điện thoại. Về mẫu đơn, hình thức và thủ tục khởi kiện quy định chi tiết tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Xem thêm >>> Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử phạt thế nào?

* Câu hỏi 2 :

Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại khoản 6 Điều 315 : “ Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định”.

Theo đó bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Y có hiệu lực pháp lý, tức là quyền sở hữu ngôi nhà cấp 4 trên thuộc về anh B, bản án của Tòa án nhân dân huyện X là không có căn cứ pháp luật.

⇒ B có quyền nhận lại tài sản của mình.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về 2 trường hợp mà bạn thắc mắc, việc đưa ra tư vấn nếu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và thông tin do quý khách cung cấp. Nếu còn thắc mắc hay cần chúng tôi tư vấn thêm các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí : 1900.6518 để được hỗ trợ tốt nhất.

Trân trọng/.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn