Sẽ xử lý thế nào khi phát hiện có người in ấn buôn bán sách lậu?

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp tôi như sau: Đọc sách là nhu cầu của con người, vì thế sách luôn được in ấn và xuất bản thường xuyên. Nhưng dạo này tôi nhận thấy có khá nhiều trường hợp đưa lên thời sự về việc in ấn buôn bán sách lậu. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến người đọc bởi thông tin và chất lượng mà quyển sách truyền tải sẽ bị ảnh hưởng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi người có hành vi in ấn buôn bán sách lậu sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn như sau.

1. Xử phạt vi phạm hành chính khi in ấn buôn bán sách lậu

Đối với người có hành vi in ấn buôn bán sách lậu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với các mức xử phạt như sau:

– Đối với vi phạm về hoạt động in ấn, căn cứ theo Điều 24 của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây:

  • In xuất bản phẩm khi không có quyết định xuất bản.
  • In tài liệu kinh doanh khi không có giấy phép xuất bản.
  • In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho người nước ngoài khi không có giấy phép in gia công.

– Đối với vi phạm về tàng trữ và phát hành xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm, căn cứ theo Điều 27 của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP sẽ:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in nối bản trái phép, in lậu hoặc là xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc hợp pháp với số lượng dưới 50 bản.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in nối bản trái phép, in lậu hoặc là xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc hợp pháp với số lượng từ 50 bản cho đến dưới 100 bản.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in nối bản trái phép, in lậu hoặc là xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc hợp pháp với số lượng từ 100 bản cho đến dưới 300 bản.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in nối bản trái phép, in lậu hoặc là xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc hợp pháp với số lượng từ 300 bản trở lên.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/12/2020 tức là ngày mà Nghị định số 119/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trên đây cũng sẽ thay đổi, cụ thể như sau:

– Đối với vi phạm về hoạt động in xuất bản phẩm, căn cứ theo Điều 28 của Nghị định này sẽ:

Quảng cáo
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng nếu có hành vi in dưới 1000 bản thành phẩm hoặc là bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản hoặc là không có bản thảo được duyệt đối với từng tên của xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 70.000.000 đồng nếu có hành vi nếu có hành vi in từ 1000 cho đến dưới 2000 bản thành phẩm hoặc là bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản hoặc là không có bản thảo được duyệt đối với từng tên của xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng nếu có hành vi in dưới 1000 bản thành phẩm hoặc là bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản và không có bản thảo được duyệt đối với từng tên của xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 140.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng nếu có hành vi in từ 1000 cho đến 2000 bản thành phẩm hoặc là bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản và không có bản thảo được duyệt đối với từng tên của xuất bản phẩm.

– Đối với vi phạm về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm, căn cứ theo Điều 29 của Nghị định này sẽ:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ thành phẩm hoặc là bán thành phẩm xuất bản phẩm nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện về nguồn gốc hợp pháp có số lượng là 50 bản đối với từng tên xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ thành phẩm hoặc là bán thành phẩm xuất bản phẩm nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện về nguồn gốc hợp pháp có số lượng từ 50 bản cho đến dưới 100 bản đối với từng tên xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ thành phẩm hoặc là bán thành phẩm xuất bản phẩm nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện về nguồn gốc hợp pháp có số lượng từ 100 bản cho đến dưới 300 bản đối với từng tên xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ thành phẩm hoặc là bán thành phẩm xuất bản phẩm nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện về nguồn gốc hợp pháp có số lượng từ 300 bản cho đến dưới 500 bản đối với từng tên xuất bản phẩm.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng nếu có hành vi tàng trữ thành phẩm hoặc là bán thành phẩm xuất bản phẩm nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện về nguồn gốc hợp pháp có số lượng từ 500 bản trở lên đối với từng tên xuất bản phẩm.

Ngoài ra, người có hành vi in ấn buôn bán sách lậu còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 18 của Nghị định số 131/2-13/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính liên quan đến quyền tác giả. Sẽ phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 35.000.000 đồng nếu có hành vi sao chép tác phẩm mà không có được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Xem thêm

in ấn buôn bán sách lậu

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi in ấn buôn bán sách lậu

Người có hành vi in ấn buôn bán sách lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu thỏa mãn các dấu hiệu định tội:

– Người nào mà không được cho phép từ chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi theo quy định (sao chép tác phẩm, bản ghi hình, ghi âm; phân phối đến với công chúng bản sao của tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao ghi hình) và xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 300.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 5 năm.

– Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 1.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng cho đến 2 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật mới nhất về xử lý người có hành vi in ấn buôn bán sách lậu. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn