Có thể nói, trong pháp luật Việt Nam, nhất là Bộ luật dân sự, tài sản là vấn đề trung tâm được quy định ở rất nhiều điều luật, nó xoay quanh các vấn đề của xã hội. Và theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì được hiểu tài sản là gì ?
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Chính vì tầm quan trọng này nên quyền được bảo hộ về tài sản là một trong những quyền hợp pháp của công dân. Công dân có thể bảo đến cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu có người cố ý phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản của mình. Với người có hành vi phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản của người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vấn đề.
1. Cơ sở pháp lý để quy định về hành vi phá hoại tài sản
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013;
2. Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác được pháp Luật quy định như sau:
a) Trách nhiệm hình sự đối với hành vi phá hoại tài sản
– Căn cứ theo điều 178 Bộ luật Hình sự 2015
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
– Căn cứ theo bộ Luật dân sự 2015
Quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự về hành vi phá hoại tài sản đối với người chưa đủ 15 tuổi gây ra thì cha, mẹ họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà người đó có tài sản riêng thì phải bỏ tài sản riêng ra để bồi thường phần còn thiếu. Trường hợp người gây ra thiệt hại là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu còn thiếu thì cha, mẹ họ phải bổ sung. Còn người từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm cụ thể như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
b) Trách nhiệm hành chính
Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, trong trường hợp này là hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
+ Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.
Việc xâm phạm, phá hoại tài sản của người khác luôn đáng lên an và bị pháp luật trừng trị. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm, không chỉ bảo vệ tài sản chung của nhà nước mà còn chung tay vì mọi người.
Tùy vào mức độ, hành vi của người gây ra thiệt hại tài sản để chúng ta áp dụng các điều luật phù hợp. Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về hành vi phá hoại tài sản gửi đến bạn đọc tham khảo. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm mời liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật luật hình sự 19006518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi.
>>> Say rượu rồi đập phá nhà cửa người khác thì sẽ bị phạt ra sao?
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023