logo

Hành vi khai thác cát trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Dạo này tôi thấy thông qua các kênh truyền hình thời sự thì được thấy có rất nhiều người thực hiện hành vi khai thác cát trái phép và có hành vi buôn bán cát ấy làm lợi cho bản thân họ và tình trạng này diễn ra ngày một nhiều khiến cho mối lo nguy hại sạt lở bờ sông của người dân ngày càng cao. Vậy Luật sư cho tôi hỏi đối với những người có hành vi khai thác cát trái phép này thì họ sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Nghị định số 142/2013/NĐ-CP.

– Luật Khoáng sản năm 2010.

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 227).

khai thác cát trái phép

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác cát trái phép.

– Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 74 Luật Khoáng sản năm 2010 thì cát thuộc loại vật liệu xây dựng thông thường.

– Và căn cứ theo Khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 thì việc khai thác cát trái phép như bạn đã nêu ở trường hợp trên không thuộc loại khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không cần xin Giấy phép khai thác khoáng sản, nên đối với hành vi đã có không có Giấy phép khai thác khoáng sản mà vẫn tiến hành khai thác trái phép như vậy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Khoản 3 Điều 37 của Nghị định số 142/2013/NĐ-CP như sau:

“a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;

c) Từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác nước khoáng;”

Như vậy, căn cứ tùy vào tình trạng khai thác cũng như khi khai thác người thực hiện hành vi này có sử dụng các vật liệu nổ công nghiệp hay không thì sẽ xử phạt tiền tương ứng với các mức phạt tiền quy định như trên.

>>> Buôn bán pháo nổ thì bị pháp luật xử lý như thế nào?

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác cát trái phép.

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi khai thác cát trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm do, khai thác tài nguyên. Căn cứ theo Khoản 1 Điều này có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 triệu đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định sau đây:

 “a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

Như vậy, nếu hành vi khai thác cát trái phép của những người trong trường hợp mà bạn đã thấy thì căn cứ tùy vào một trong các trường hợp trên thì có thể bị phạt tiền đến 1.500.000.000 đồng hoặc nặng hơn là bị phạt tù đến 3 năm. Ngoài ra hình phạt bổ sung có thể áp dụng trong trường hợp này là người phạm tội có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Và căn cứ theo Khoản 4 Điều này, đối với pháp nhân thương mại phạm tội căn cứ tùy vào các tính chất cũng như mức độ thiệt hại gây ra mà có thể bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Ngoài ra hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại có hành vi khai thác cát trái phép này là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc có thể bị cấm kinh doanh và hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cũng có thể bị cấm huy động vốn trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 3 năm.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về việc xử lý đối với hành vi khai thác cát trái phép. Như vậy, căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của hành vi này mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn vẫn có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn giải đáp thắc mắc.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top