Buôn bán pháo nổ thì bị pháp luật xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Tôi được chứng kiến xung quanh tôi có nhiều hành vi buôn bán pháo nổ diễn ra và ngày càng phổ biến ở những nơi lân cận. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc có người buôn bán pháo nổ như vậy thì hành vi của những người đó sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể như sau.

1. Căn cứ pháp lý quy định về việc xử lý hành vi buôn bán pháo nổ.

– Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

– Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP).

Quảng cáo

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 190).

buôn bán pháo nổ

2. Giải đáp thắc mắc của bạn về việc xử lý hành vi buôn bán pháo nổ.

– Căn cứ theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi và bổ sung thêm Điều 6 và Phụ lục 4 quy định về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh nhưng có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014 thì mặt hàng “pháo nổ” được xác định là mặt hàng cấm kinh doanh theo quy định. Vì bạn thấy những người xung quanh có hành vi buôn bán và sử dụng pháo nổ, bạn cần báo ngay cho những cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xử lý đối với những trường hợp xảy ra như vậy. Về việc đối với người có hành vi buôn bán pháo nổ, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi.

Xem thêm >>> Quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2019

♦ Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán pháo nổ”

  •   Căn cứ theo Khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thì đối với các hành vi mua hoặc bán các chất , các loại vật liệu nổ hoặc có hành vi sản xuất, mua, bán hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép pháo hay thuốc pháo có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  •   Và ngoài ra, căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt thấp nhất có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng trong trường hợp mà hàng cấm ấy có giá trị dưới 1.000.000 đồng; và mức xử phạt cao nhất có thể là phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp mà hàng cấm ấy có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà hành vi này không bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Và đối với người có hành vi vi phạm này thì còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật là hàng cấm (trong trường hợp mà bạn đặt câu hỏi thì là pháo nổ) …

♦ Thứ hai, trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu:

Vì căn cứ theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 như trên đã quy định thì pháo nổ là một loại mặt hàng bị pháp luật cấm kinh doanh, nếu hành vi ấy diễn ra trên thực tế thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán thuốc nổ này là tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể như sau:

  •   Người nào có hành vi sản xuất hoặc buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgram đến dưới 40 kilôgram thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt tù có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
  •   Nếu có hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgram đến dưới 120 ki lô gram thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm đến 10 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
  •   Nếu có hành vi sản xuất hoặc buôn bán pháo nổ từ 120 kilôgram trở lên thì có thể bị phạt tù có thời hạn từ 8 năm đến 15 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc có thể bị đình chỉ công tác trong thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
  •   Và người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 triệu đồng đến 50.000.000 đồng; có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và cũng có thể bị cấm kinh doanh, cấm huy động vốn từ 1 cho đến 3 năm hoặc cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định nào đó.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề buôn bán pháo nổ sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào và căn cứ tùy vào tính chất hoặc mức độ của hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn vẫn còn vướng mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn