Hành vi chặt phá rừng trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn cho tôi cụ thể như sau: Gần khu vực tôi sinh sống có rất nhiều khu rừng lâu năm nhưng dạo gần đây tình trạng chặt phá rừng trái phép cứ diễn ra liên tục làm đe dọa đến rất nhiều nhà dân nơi đây bởi mất đi không khí tự nhiên và trong lành. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi chặt phá rừng trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể như sau.

1. Căn cứ pháp lý.

– Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Bộ luật Hình sự năm 2015 có sửa đổi, bổ sung năm 2017.

chặt phá rừng trái pháp luật

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chặt phá rừng trái pháp luật.

– Phá rừng căn cứ theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP thì được hiểu là hành vi chặt, phá cây rừng, đốt rừng, nổ mìn, san lấp, xả chất độc, … và các hành vi khác gây ra thiệt hại đến rừng với bất kỳ một mục đích nào mà không được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Trừ hành vi được quy định tại Điều 13 của Nghị định này là khai thác rừng trái pháp luật không được xem là hành vi phá rừng trái pháp luật.

– Căn cứ theo Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP thì căn cứ vào diện tích cũng như loại rừng mà xử phạt như sau:

Quảng cáo
  • Sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cây trồng chưa thành rừng, hoặc là rừng khoanh nuôi để tái sinh nhưng vẫn chưa có trữ lượng thuộc cái loại rừng như rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng dưới 3.000 m2; đối với rừng sản xuất có diện tích ở dưới 500 m2; đối với rừng phòng hộ có diện tích ở dưới 300 m2; đối với rừng đặc dụng có diện tích ở dưới 100 m2, …
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những loại cây trồng thành rừng, rừng khoanh nuôi để tái sinh từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2, rừng sản xuất dưới 1000 m2, rừng phòng hộ dưới 600 m2, rừng đặc dụng dưới 200 m2.
  • Cho nên căn cứ tùy theo diện tích và tùy theo loại rừng mà mức xử phạt tiền cao nhất có thể lên đến từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu những tang vật, phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi phá rừng.

Xem thêm >> Hành vi khai thác cát trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chặt phá rừng trái pháp luật.

Trên là hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền và các hình phạt bổ sung có thể áp dụng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất và mức độ mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng căn cứ theo Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 có sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, người nào có hành vi phá rừng với diện tích của cây trồng chưa thành rừng, rừng khoanh nuôi tái sinh từ 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2 hoặc rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2,… sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Và hình phạt cao nhất có thể áp dụng là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định nào đó trong vòng 1 năm đến 5 năm.

Và căn cứ theo Khoản 5 Điều 243 Bộ luật này thì pháp nhân thương mại nếu phạm tội này thì có thể bị phạt tiền đến 7.000.000.000 đồng hoặc là đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm. Ngoài ra, hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh hoặc là bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể nhất định, cấm huy động vốn trong từ 1 năm đến 3 năm.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, tùy theo tính chất và mức độ mà người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để có thể được hỗ trợ tư vấn.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải
  • Cho em hỏi: Phân biệt như thế nào là chặt phá rừng trái pháp luật và khai thác rừng trái pháp luật ạ?
    em cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn