Theo cục thống kê, tình hình tai nạn giao thông xảy ra vô cùng nhiều, trong đó các vụ như xe container, xe oto đâm cùng lúc nhiều xe máy và làm chết nhiều người ngày càng nhiều hơn. Gần đây xôn xao vụ việc xe container tông 21 xe máy và làm chết 4 người ở Long An, tuy nhiên sau khi gây tai nạn thảm khốc này tài xế đã rời khỏi hiện trường khiến cho làn sóng phẫn nộ của dư luận càng tức giận hơn. Vậy, theo pháp luật Việt Nam thì trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông là gì? Sau khi họ gây ra tai nạn giao thông thì có được phép rời khỏi hiện trường hay không? Trong bài viết dưới đây, công ty luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về vấn đề này
1. Trách nhiệm của người gây ra tai nạn giao thông
Cụ thể tại khoản 1 Điều 38 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì trách nhiệm của người điều khiển phương tiện và của những người có liên quan đến vụ tai nạn được quy định như sau:
- Người điều khiển phải dừng ngay phương tiện đang điều khiển
- Giữ nguyên hiện trường tai nạn;
- Cấp cứu đối với người bị nạn
- Người gây ra tai nạn phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Ở lại hiện trường tai nạn cho đến khi cơ quan công an đến
- Cung cấp các thông tin xác thực đối với vụ tai nạn cho cơ quan chức năng.
Thực tế, hầu hết các vụ tai nạn nghiêm trọng, người bị nạn đều đang cần sự giúp đỡ để có thể sống sót thì người gây tai nạn này lại nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn. Điều này nói lên thực trạng về đạo đức của người gây ra tai nạn, đó là sự thờ ơ, sự vô cảm đối với nỗi đau đớn của người bị nạn mà chính mình lại là nguyên nhân gây ra.
Tai nạn là điều mà chẳng ai trong chúng ta mong muốn nhưng nếu người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn biết dừng lại, và tiến hành đưa đi cấp cứu đối với các nạn nhân thì những người này sẽ không tử vong; làm giảm bớt đi phần nào nỗi đau của gia đình họ
Xem thêm >>> Hậu quả pháp lý khi có lỗi gây ra tai nạn giao thông
2. Gây tai nạn xong thì có được phép rời khỏi hiện trường?
– Có nhiều trường hợp, sau khi người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông đã không giữ được bình tĩnh nên đã rời khỏi hiện trường, có thể do vì các lý do khách quan như nếu người điều khiển ở lại hiện trường thì sẽ có thể bị người dân gần đó hoặc bị người thân của người bị nạn không kiềm chế được mà hành hung. Bản thân người điều khiển phương tiện đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với người bị nạn nên đã đến cơ quan công an trình diện và trình bày lại toàn bộ sự việc mà mình đã gây ra.
– Vì vậy, trong những trường hợp kể trên, pháp luật nước ta cho phép người gây ra tai nạn giao thông được phép rời khỏi nơi xảy ra tai nạn. Nhưng việc rời khỏi này chỉ là tạm thời và sau đó người này phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
– Theo Điểm b Khoản 1 tại Điều 38 của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định thì người gây ra tai nạn phải ở lại hiện trường cho đến khi nào công an đến, tuy nhiên có 3 trường hợp mà người gây tai nạn được phép rời khỏi nơi xảy ra tai nạn mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, đó là:
- Người điều khiển bị thương nên phải đưa đi cấp cứu
- Người điều khiển phải đưa người bị thương đi cấp cứu;
- Vì lý do người điều khiển bị người khác đe dọa đến tính mạng.
Do đó,theo pháp luật nước ta thì người điều khiển phương tiện giao thông mà gây ra tai nạn giao thông chỉ được phép rời khỏi hiện trường trong ba trường hợp nêu trên. Nếu rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Hy vọng bài viết của công ty luật Hùng Sơn cung cấp được những thông tin cần thiết cho bạn, nếu vẫn còn thắc mắc có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được bộ phận pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp hỗ trợ bạn