Hành vi tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép thì bị xử lý thế nào?

Đến thời điểm bây giờ, các bài báo, các trang tin tức pháp luật vẫn còn sôi nổi sự việc 39 người thiệt mạng trong container ở Anh, việc này gây chấn động dư luận và là nỗi đau cho người thân của nạn nhân, nỗi đau về số phận, về sự mất mát ra đi của những người nhập cư bất hợp pháp. Việc những công dân Việt Nam trốn đi ra nước ngoài trái phép hầu như sẽ có sự môi giới, sự tiếp tay của các đối tượng là người Việt Nam. Do đó, dư luận còn quan tâm đến việc tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép thì có bị xử lý không?

Quảng cáo

1. Hành vi tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép thì có bị xử lí không?

– Bên cạnh những trường hợp người Việt Nam xuất khẩu lao động hợp pháp thì hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp công dân Việt Nam trốn ra nước ngoài, ở lại đó một cách trái phép, việc này làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trong công cuộc quản lý dân cư, hơn hết là ảnh hưởng đến uy tín của nước Việt Nam đối với những quốc gia trên thế giới.

– Ngoài ra, vì việc trốn ở lại nước ngoài trái phép, vượt biên trái phép cũng đẩy người Việt Nam vào trường hợp cư trú bất hợp pháp, dẫn đến công dân Việt Nam này trở thành tội phạm ở nước sở tại và người này sẽ không được pháp luật bảo vệ nên khiến họ rất dễ bị xâm hại, cướp bóc, bóc lột, đặc biệt họ có thể bị bỏ mạng ở nước ngoài bất cứ lúc nào. Vì vậy, người tổ chức người khác đi nước ngoài cần phải bị xử lý.

– Do đó, trong trường hợp trốn ra nước ngoài trái phép dưới sự tiếp tay, môi giới của người khác thì gia đình các nạn nhân cần phải trình báo sự việc này cho cơ quan có thẩm quyền để xác minh nhóm đối tượng nào đã tiến hành thực hiện hành vi như môi giới, hành vi tổ chức cho những người này vượt biên sang nước ngoài trái phép.

– Trường hợp có đủ căn cứ để xác định đối tượng đã có hành vi tổ chức, hành vi môi giới cho người Việt Nam đi nước ngoài hoặc công dân vIệt Nam ở lại nước ngoài trái phép thì cơ quan có thẩm quyền điều tra của Việt Nam có thể phối hợp với cảnh sát nước Anh để xem xét và tiến hành xử lý những người vi phạm , có thể sử dụng theo quy định của pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật Việt Nam.

Quảng cáo

Xem thêm >>> Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động mới nhất

 

đưa người ra nước ngoài trái phép

 

2. Theo pháp luật Việt Nam thì đối tượng môi giới, tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép xử lý như thế nào?

– Nếu đối tượng nếu trên bị xử lý theo Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam, cụ thể theo Điều 349 Bộ luật Hình sự thì các đối tượng tổ chức cho công dân Việt Nam đi nước ngoài trái phép sẽ có thể bị phạt tù đến 15 năm tù theo khoản 3 Điều 349 nếu thuộc trong trường hợp hậu quả là làm chết người, hoặc hành vi này nhằm thu lợi bất chính trên 500 triệu đồng hoặc tổ chức môi giới ra nước trái phép cho 11 người trở lên.

– Thêm vào đó, các đối tượng mà thực hiện hành vi phạm tội kể trên còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là cấm làm một công việc nhất định  từ 1 năm đến 5 năm hoặc cấm hành nghề.

– Thông qua vụ 39 người chết ở Anh cho thấy những khó khăn tìm kiếm việc làm, mong muốn cải thiện đời sống của thanh niên vùng nông thôn đã dẫn đến những đau thương cho nhiều người, điều này cũng cho thấy vấn đề về giải quyết việc làm của nước ta chưa thực sự đáp ứng tốt. Vì vậy, qua sự việc trên hi vọng sẽ là tiếng chuông thức tỉnh được những người có ý định vượt biên trái phép, và những đối tượng có hành vi môi giới, tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái phép, vì hành vi này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự.

– Hy vọng bài viết giúp ích cho tất cả mọi người, nếu vẫn còn thắc xin hãy liên hệ cho công ty luật Hùng Sơn để được tư vấn với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp và tận tâm, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn