Công ty luật Hùng Sơn xin hướng dẫn quý khách hàng về điều kiện, thủ tục và một số các lưu ý khi thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam để đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ do pháp luật hiện hành quy định.
Quảng cáo
Nhu cầu ra đời công ty xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ đảm bảo nhu cầu nguồn lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,với tình trạng chung là người lao động Việt Nam đang phải cạnh tranh không chỉ với lao động trong và cả lao động nước ngoài, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của người lao động ở nước ta luôn dẫn đầu mức cao. Chính sách giải quyết việc làm mà nhà nước ta đề ra đó là hoạt động đưa người lao đi xuất khẩu lao động đem lại nhiều hiệu quả kinh tế.
Do đó, nhu cầu thành lập công ty xuất khẩu lao động ngày càng tăng. Bài viết sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích.
Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết các điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP
Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định về các mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định ban hành.
Điều kiện được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động
Tổ chức đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là:
Thứ nhất, doanh phải đảm bảo có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
Thứ hai, có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài;
Thứ ba, có một bộ máy chuyên trách để tiến hành bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi họ được đi làm việc tại nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, người quản lý điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên và phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực là người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc là các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác, quan hệ quốc tế;
Thứ năm, có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ theo quy định là 1 tỷ đồng.
Quảng cáo
Thủ tục thực hiện thành lập công ty xuất khẩu lao động
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ cho Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ của công ty;
Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân (Bản sao y công chứng)
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập ;
Quyết định góp vốn đối của các thành viên là tổ chức;
Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì: “Doanh nghiệp được xem xét về việc cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam”.
Như vậy, chỉ có tổ chức, cá nhân Việt Nam mới có thể tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ này. Trong thời gian từ 03 đến 05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp từ cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Tiến hành công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải tiến hành thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về các hình thức và số lượng ,nội dung của con dấu doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về hoạt động đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4 Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trên đây là các tư vấn giải đáp của Luật Hùng Sơn mang đến cho bạn đọc giải đáp các thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty xuất khẩu lao động.
Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích giúp cho bạn đọc giải đáp các thắc mắc và nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi.
Luật Hùng Sơn đơn vị tư vấn hỗ trợ pháp lý tốt nhất sẽ luôn là một lựa chọn phù hợp tuyệt vời dành cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp nhanh nhẹn và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp nhanh chóng đúng thời hạn cam kết với khách hàng.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.