logo

Độ tuổi lao động là gì, quy định như thế nào?

Yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trẻ quan tâm hiện nay đó là độ tuổi lao động. Vậy, độ tuổi lao động là gì? Luật pháp Việt Nam có quy định về độ tuổi này như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn lý giải nhé!

Quy định độ tuổi lao động tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, độ tuổi lao động theo pháp luật hiện hành như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Bộ Luật lao động năm 2019 thì độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi tới lúc nghỉ hưu. Theo đó, độ tuổi lao động sẽ được quy định cụ thể như sau: ” Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này”. Mục 1 của Chương XI có chứa các quy định về lao động chưa thành niên.

Những trường hợp có thể sử dụng người lao động dưới 15 tuổi sẽ được quy định tại khoản 3, 4 Điều 143 của Bộ Luật lao động năm 2019: “Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Xét về độ tuổi lao động thì cần phải quan tâm tới tuổi nghỉ hưu của đối tượng lao động. Theo đó, Điều 169 của Bộ Luật Lao động năm 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

“1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, trong năm 2021 thì tuổi nghỉ hưu của đối tượng lao động nam là 60 tuổi và cộng thêm 3 tháng trong điều kiện làm việc bình thường. Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn nhưng không vượt quá 5 tuổi so với độ tuổi 60 tuổi và cộng thêm 3 tháng.

độ tuổi lao động là gì

Điều kiện sử dụng lao động dưới 15 tuổi

Theo hướng dẫn ở Điều 4 trong Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021), để ký kết hợp đồng lao động đối với những người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động phía người sử dụng lao động cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không vượt quá 6 tháng kể từ ngày cấp tới ngày giao kết hợp đồng lao động, theo đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;
  • Có bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em theo đúng Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09.

Nếu sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi, đối tượng sử dụng lao động cần phải được sự đồng ý của cơ quan sau:

  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…: Đối tượng sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã;
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú: Đối tượng sử dụng lao động là cá nhân, hộ gia đình.

Chưa đủ 18 tuổi có làm hồ sơ xin việc được không?

Theo như quy định trong Điều 143 của Bộ luật lao động 2019 về Lao động chưa thành niên như sau:

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hay làm việc ở những nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ độ tuổi 13 chỉ được làm những công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Từ đó, chúng ta có thể thấy người chưa đủ 18 tuổi là đối tượng lao động chưa thành niên, vẫn được đi làm. Mặc dù vậy bởi thể chất và tâm sinh lý của họ chưa được hoàn thiện nên pháp luật cũng quy định những công việc mà họ được phép làm. Đó là các công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi.

Để tránh tình trạng bóc lột sức lao động của những người chưa thành niên, pháp luật – quy định trong Khoản 1 Điều 147 của Bộ luật lao động năm 2019 cũng cấm sử dụng người lao động làm các công việc sau:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi làm những công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng những vật nặng vượt quá thể trạng của đối tượng chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động tới tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hay vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ những công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại tới sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Ngoài ra, Bộ luật lao động 2019 cũng quy định các trường hợp sử dụng người lao động chưa đủ độ tuổi 18 như sau:

Điều 162. Sử dụng người lao động chưa thành niên

1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng đối tượng lao động chưa thành niên vào các công việc phù hợp với sức khoẻ để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về những mặt lao động, tiền lương, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

2. Khi sử dụng người lao động chưa đủ tuổi thành niên, người sử dụng lao động cần phải lập sổ theo dõi riêng, ghi họ tên, ngày tháng năm sinh đầy đủ, công việc đang làm, kết quả các lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiến hành xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Mức xử lý khi vi phạm quy định về sử dụng lao động chưa thành niên

Mức xử phạt vi phạm đối với những lao động chưa thành niên được quy định trong Điều 28 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi không thiết lập sổ theo dõi riêng hay có lập sổ theo dõi riêng nhưng lại không ghi đầy đủ nội dung theo đúng quy định theo khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động trong trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên hay không xuất trình sổ theo dõi lúc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Khi sử dụng người lao động chưa đủ độ tuổi thành niên, người sử dụng lao động cần phải lập sổ theo dõi riêng, điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ cũng như xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

 Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng

Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với những gười sử dụng lao động có 1 trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng người từ đủ 13 tuổi tới dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động qua văn bản với người đại diện theo quy định pháp luật của người đó hay không được sự đồng ý của những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
  • Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá khoảng thời gian làm việc quy định tại khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động;

Thời giờ làm việc của người lao động chưa đủ độ tuổi thành niên từ đủ 15 tới dưới 18 tuổi không được vượt quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần.

Thời giờ làm việc của đối tượng dưới 15 tuổi không được vượt quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được phép sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm;

d) Sử dụng người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm, ngoại trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng

Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có 1 trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì kết hợp với Bộ Y tế ban hành hay sử dụng lao động là những người chưa thành niên làm công việc, nơi làm việc bị cấm khi sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Sử dụng người từ 13 tới dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 164 của Bộ luật Lao động;

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng những người từ đủ 13 tới dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ dựa theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

  • Sử dụng người dưới 13 tuổi để làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật Lao động.

Không được sử dụng lao động là những người dưới 13 tuổi làm việc ngoại trừ 1 số công việc cụ thể được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì những người sử dụng lao động cần phải tuân theo quy định tại khoản 2 của Điều này.

Khuyến nghị của Công ty Luật Hùng Sơn

  • Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được đội ngũ luật sư, chuyên gia của Công ty Luật Hùng Sơn thực hiện để nghiên cứu khoa học hay phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không vì mục đích thương mại.
  • Nội dung có sử dụng những kiến thức hay ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn tin đáng tin cậy. Ở thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý hoàn toàn với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, bạn đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, vì nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Nếu cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan hay cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, các bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia, đội ngũ luật sư của Công ty Luật Hùng Sơn qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006518, E-mail:info@luathungson.com.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết độ tuổi lao động là gì? Các quy định pháp luật có liên quan tới độ tuổi lao động ra sao? Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Luật Hùng Sơn để cập nhật thông tin về độ tuổi lao động nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top