Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc

Xin chào Luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp em một việc với ạ. Em có người thân tham gia công tác tại Ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam cấp huyện từ tháng 7 năm 2007, trong một lần đi công tác (tháng 4 năm 2017), anh ấy bị tai nạn giao thông, bị chấn thương cột sống và không có khả năng hồi phục, đến tháng 12 năm 2017, anh ấy có đơn xin nghỉ việc và được huyện ủy chấp thuận có quyết định cho thôi việc từ ngày 01/01/2018. Luật sư cho em xin hỏi với trường hợp của anh ấy có được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc không ạ. Em xin trân thành cảm ơn.

Quảng cáo

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của LUẬT HÙNG SƠN. Với thắc mắc của bạn, LUẬT HÙNG SƠN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

lightbulb Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Luật Cán bộ, Công chức 2008
  • Luật Viên chức 2010

lightbulb Giải quyết vấn đề trợ cấp thôi việc với các đối tượng

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tổ chức chính trị – xã hội của nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bạn không nói rõ người thân bạn là cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động làm việc theo hợp đồng. Vì vậy tôi xin đưa ra các quy định về việc hưởng trợ cấp thôi việc của các đối tượng nêu trên như sau:

Trợ cấp thôi việc đối tượng là công chức:

Khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, Công chức 2008 quy định:

“Điều 59. Thôi việc đối với công chức

1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sắp xếp tổ chức;

b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.”

Theo như bạn trình bày, người thân của bạn thuộc đối tượng điều chỉnh của điểm b, tức là người đó có nguyện vọng được nghỉ việc do gặp vấn đề về sức khỏe và được cấp có thẩm quyền là Huyện ủy đồng ý. Về cách tính trợ cấp thôi việc, bạn vui lòng tham khảo Điều 2 tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.

Quảng cáo

 

Đối tượng là Viên chức:

Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định:

“Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”

Nếu người thân của bạn là Viên chức thì anh/ chị ấy sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh tại Khoản 1 Điều này. Bạn vui lòng tham khảo quy định tại Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động:

Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Mặt khác, Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có quy định “hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”, tương ứng với trường hợp của người thân bạn.

Như vậy, trong cả ba trường hợp, người thân của bạn đều được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn