Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm ma túy trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng ra tăng về số lượng và tính chất. Việc định tội danh các tội phạm ma túy cũng trở nên quan trọng bởi giữa các tội phạm có sự tương đồng và cũng có sự khác biệt. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển chất ma túy. Trong trường hợp thực tế, đi cùng người mang ma túy có phải chịu hình phạt không?
1. Tội phạm ma túy
Các tội phạm về ma túy được quy định từ Điều 247 đến Điều 259 trong Chương XX, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Có thể hiệu tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất gây nghiện, chất hướng thần và tiền chất trong việc trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyến, mua bán…
Tội phạm ma túy có đối tượng là các chất ma túy, tiền chất sản xuất ra ma túy; Tội phạm ma túy thường được thực hiện với lỗi “Cố ý trực tiếp”.
Giữa các tội phạm ma túy có sự tương đồng xong cũng có những điểm khác biệt. Do đó, hoạt động định tội danh là vô cùng quan trọng. Để đánh giá một người có phạm tội hay không cần xét đến các yếu tố cấu thành tội phạm.
Dựa vào yếu tố cấu thành chung của tội phạm, cần xét đến các yếu tố: Chủ thể; khách thể; mặt khách quan; mặt chủ quan để phục vụ cho hoạt động định tội danh. Nếu thiếu một trong 4 yếu tố trên thì không cấu thành tội phạm.
2. Đi cùng người mang ma túy có phải chịu phạt không?
Như đã đề cập, khi hành vi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cũng là lúc tội phạm được định danh. Xét cụ thể trong trường hợp: Khi đi cùng người mang ma túy, người này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì phải chịu hậu quả pháp lý như thế nào?
Cần quan tâm đến các yếu tố chính sau:
– Người mang ma túy phạm tội gì?
– Người đi cùng người mang ma túy có phải tội phạm không?
Để trả lời cho hai câu hỏi trên, cần phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng hành vi, cụ thể được đề cập đến trong Chương XX, Bộ Luật hình sự. Đối với hành vi “Mang ma túy” trái phép tùy thuộc vào mặt khách quan của hành vi (Tàng trữ, vận chuyển, mua bán…) mà có thể chịu hình phạt tương ứng.
“Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
…”
“Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…”
“Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…”
Vấn đề thứ hai, người đi cùng người mang ma túy có phạm tội không? Với hành vi mang trái phép chất ma túy có thể bị truy tố bởi một trong số các hành vi trên. Định tội danh tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Đối với người đi cùng có thể phải chịu hình phạt nhưng cũng có thể không. Cần phải xét đến có yếu tố đồng phạm không, ai và vai trò đồng phạm.
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Trường hợp 1: Người đi cùng là đồng phạm. Phải chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định trên, yếu tố đồng phạm được xác định thông qua các yếu tố:
Thứ nhất, có từ hai người trở lên;
Thứ hai, dấu hiệu khách quan, hai người cùng thực hiện một tội phạm;
Thứ ba, cả người đi cùng (người tham gia) và người mang ma túy đều có lỗi cố ý khi thực hiện tội phạm. Được thể hiện qua hai mặt: Ý chí và lý trí của người phạm tội.
Trường hợp có đủ 3 yếu tố trên, người đi cùng người mang ma túy được xác định là đồng phạm với người mang ma túy. Tùy thuộc và việc định tội danh của người mang ma túy mà người đi cùng có thể phải chịu hình phạt tương ứng. Cụ thể còn phụ thuộc và các yếu tố khác như: Vai trò của từng người; Hậu quả hành vi;…Như vậy, trường hợp này người đi cùng người mang ma túy phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2: Người đi cùng không phải chịu trách nhiệm hình sự
Đây là trường hợp người đi cùng không phải đồng phạm của người mang ma túy. Hành vi không thỏa mãn các yếu tố xác định đồng phạm. Cụ thể người này đi cùng mà không biết được những người đi cùng mang ma túy; Đồng thời có căn cứ chứng minh điều đó thì không cấu thành tội phạm này.
Như vậy, trường hợp người đi cùng không biết và có căn cứ chứng minh thì không phải chịu phạt.
Bài viết trên là lý giải cho câu hỏi: “Người đi cùng người mang ma túy có phải chịu hình phạt không?”. Để nhận tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518.