logo

Cách tính tiền thai sản cho người lao động chi tiết nhất

Cách tính tiền thai sản cho người lao động chi tiết nhất. Tiền thai sản là quyền lợi cực kỳ quan trọng đối với lao động nữ mang thai. Vậy khi nào được hưởng chế độ thai sản? Được hưởng những khoản nào? Công thức tính tiền thai sản cho người lao động ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Luật Hùng Sơn giải đáp qua bài viết sau đây. Hãy chú ý theo dõi để không bỏ qua lưu ý quan trọng nhé.

Quảng cáo

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản

Để nắm được các mức hưởng thai sản cũng như công thức tính tiền thai sản cho người lao động, nên nắm rõ các điều kiện được hưởng chế độ thai sản để tránh những nhầm lẫn.

  • Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
  • Người lao động được hưởng chế độ thai sản kho thuộc vào một trong những trường hợp sau đây:
    • (i) Lao động nữ mang thai;
    • (ii) Lao động nữ sinh con;
    • (iii) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
    • (iv) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
    • (v) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
    • (vi) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con.
  • Người lao động mà thuộc vào trường hợp (ii). (iii), (iv) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc là nhận nuôi con nuôi.
  • Người lao động thuộc vào trường hợp (ii) này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định từ cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động nếu đủ điều kiện được hưởng như trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc là thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc là nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 34, Điều 36, Điều 38 và khoản 1 Điều 39 Luật này.

công thức tính tiền thai sản cho người lao động

Hướng dẫn công thức tính tiền thai sản cho người lao động

Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian được hưởng chế độ khi đi khám thai được quy định như sau:

  • Trong thời gian đang mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần là 1 ngày; trường hợp mà ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ khi đi khám thai được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ khám thai của lao động nữ được quy định như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% x mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24

Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về việc hưởng tiền trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:

  • Lao động nữ sinh con hoặc là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng mà người lao động nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp mà lao động sinh con nhưng chỉ có cha tham gia vào bảo hiểm xã hội thì cha sẽ được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Công thức cụ thể:

Tiền trợ cấp một lần = 2 x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở vào năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

Vậy nên tiền trợ cấp một lần được hưởng vào năm 2021 là 2.980.000 đồng cho mỗi con.

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Đối với lao động nữ sinh con

Theo Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ nếu đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản, khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ trước và sau khi sinh là 6 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ đứa con thứ hai trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa sẽ không quá 2 tháng.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con được quy định như sau:

  • Mức hưởng một tháng sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  • Trường hợp mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2, 4, 5, 6 Điều 34 và Điều 37 Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Công thức cụ thể:

Mức hưởng 1 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Ví dụ về cách tính mức hưởng tiền thai sản 6 tháng:

Quảng cáo
  • Chị A sinh con vào ngày 20/5/2020, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
    • Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 (3 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương là 10.000.000 đồng/tháng.
    • Từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020 (3 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng.
  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
    • Mức bình quân = [(10.000.000 x 3) + (15.000.000 x 3)]/6 = 12.500.000 đồng.
  • Như vậy, mức hưởng 1 tháng tiền thai sản nghỉ sinh con của chị A là 12.500.000 đồng (tương ứng với 6 tháng hưởng là 75.000.000 đồng).

Đối với lao động nam có vợ sinh con

Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam mà đang đóng bảo hiểm xã hội, khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh, cụ thể số ngày nghỉ được quy định như sau:

  • 5 ngày làm việc nếu như vợ sinh thường.
  • 7 ngày làm việc nếu như vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Trường hợp mà vợ sinh đôi thì sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu sinh từ ba trở lên thì cứ thêm mỗi con sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
  • Trường hợp mà vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.

Theo điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được quy định như sau:

Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ)/24

Nếu lao động nam đóng tiền bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm là lao động nam khi tham gia bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ tài sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Những ngày mà lao động nam không đi làm sẽ không được hưởng lương do doanh nghiệp chi trả (trừ trường hợp mà lao động nam đó nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động).

Ví dụ về cách tính mức hưởng cho lao động nam có vợ sinh con:

  • Anh K tham gia vào bảo hiểm xã hội với mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội là 12.000.000 đồng/tháng. Đồng thời, anh K có vợ sinh con (sinh thường) nên được nghỉ 5 ngày.
  • Mức hưởng của anh K = 5 x (12.000.000/24) = 2.500.000 đồng.

Tiền dưỡng sức sau sinh

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì trong khoảng 30 ngày đầu đi làm sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 cho đến 10 ngày. Thời gian tối đa được nghỉ như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
  • Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải làm phẫu thuật;
  • Tối đa 5 ngày đối với những trường hợp còn lại.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở. Công thức tính mức hưởng cụ thể như sau:

Mức hưởng 1 ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Ngoài ra, mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

Vậy nên mỗi ngày nghỉ dưỡng sau sinh lao động nữ sẽ nhận được 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng.

Dịch vụ tính bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm tại Luật Hùng Sơn

Với một số những người lao động không quá am hiểu về vấn đề bảo hiểm, thai sản nên đôi khi không nắm được những quyền lợi cơ bản và cần thiết cho chính mình. Vì thế, hiện nay Luật Hùng Sơn có cung cấp thêm dịch vụ tính bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm.

Khách hàng sẽ nhận được gì khi lựa chọn dịch vụ tại Luật Hùng Sơn:

  • Đảm bảo cung cấp chi tiết thông tin, quy định pháp luật về bảo hiểm mới nhất
  • Sẵn sàng tư vấn mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc
  • Được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình ngay khi liên hệ
  • Có đội ngũ chuyên gia về pháp luật, Luật sư sẵn sàng hỗ trợ khi bạn vướng phải vấn đề phức tạp
  • Đảm bảo nhanh, chính xác, kịp thời để giúp khách hàng giải đáp về cách tính bảo hiểm, quy định về bảo hiểm

Hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn qua Tổng đài 0964.509.555 để được hỗ trợ thông tin về công thức tính tiền thai sản cho người lao động và dịch vụ về bảo hiểm khác nhé.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn