Tìm hiểu về cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Chức năng và nhiệm vụ

Tham gia bảo hiểm xã hội là việc làm bắt buộc mà người lao động nào cũng phải tham gia. Ngoài việc đảm bảo các quyền lợi của người lao động thì nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho họ người sử dụng lao động và cả xã hội. Để đảm lợi ích này thì cơ quan bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Vậy thì cơ quan bảo hiểm xã hội là gì và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội cụ thể như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Hùng Sơn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì?

Có thể nêu ra câu trả lời về câu hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội là gì như sau. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan sau:

– Chịu sự quản lý của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 

– Chịu sự quản lý của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; 

– Chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Cơ quan bảo hiểm xã hội có tên tiếng anh là gì?

Tại Công văn số 2156/BHXH-HTQT về tên gọi tiếng Anh của BHXH Việt Nam và các đơn vị trực thuộc và Nghị định 89/2020/NĐ-CP đã thống nhất  tên Tiếng Anh của Cơ quan bảo hiểm xã hội như sau: Cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là Vietnam Social Security (Viết tắt là: VSS).

cơ quan bảo hiểm xã hội là gì

3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội 

3.1: Chức năng

– Chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt thu nhập của người lao động và gia đình họ. 

Đây là chức năng cơ bản thể hiện rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của bảo hiểm xã hội. Khi người lao động đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội thì họ có quyền nhận được trợ cấp bảo hiểm xã hội khi phát sinh những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… làm cho thu nhập của họ bị giảm sút hoặc mất hẳn.

– Chức năng phân phối lại thu nhập.

Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là đã thực hiện san sẻ rủi ro của mình. Nghĩa là, khi đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội với tỷ lệ phần trăm nhất định của thu nhập và trong một thời gian dài, để khi họ ốm đau, bệnh tật,… số tiền đó được tồn tích tại quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo một phần nhu cầu chi tiêu của họ.

Sự phân phối lại thu nhập của bảo hiểm xã hội còn được thể hiện ở chỗ người lao động khỏe đóng góp cho người lao động bị ốm đau, người lao động trẻ đóng góp cho người lao động hết tuổi lao động,…

– Góp phần tạo sự san sẻ. tương trợ giữa các nhóm lao động.

Người lao động hàng tháng chỉ phải trích tỷ lệ nhỏ thu nhập để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng nhiều người lao động tham gia sẽ tạo được một quỹ bảo hiểm xã hội khổng lồ để có thể tương trợ cho những người không may gặp rủi ro. Từ đó, bảo hiểm xã hội đã tạo được sự đoàn kết, tương trợ và gắn kết lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm xã hội.

3.2: Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội được ghi nhận và quy định cụ thể tại nghị định 89/2020/NĐ-CP như sau: 

–  Thứ nhất là xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm, kế hoạch hàng năm và xây dựng các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.

– Thứ hai, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ  và quyền hạn sau:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục, nghiệp vụ thực hiện các vấn đề sau:

  + Giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; 

+ Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; 

+ Về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; 

+ Ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Xem xét, giải quyết việc tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc mà có thời gian làm việc tại khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH.

c) Tổ chức thực hiện các công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động và toàn thể người dân trong xã hội;

d) Xác định, khai thác và quản lý những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký và quản lý những đối tượng này theo quy định của pháp luật;

đ) Ban hành mẫu thẻ BHXH, bảo hiểm y tế, mẫu hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những đối tượng phải tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thu hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ khác thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật;

g) Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ khác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

i) Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế; kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời, chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế;

k) Kiểm tra việc đóng và trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của các cá nhân. Đồng thời, từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế mà không đúng quy định của pháp luật;

Quảng cáo

l) Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật;

m) Áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng hay chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

n) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện đóng bảo hiểm khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 

– Thứ ba,  quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:

a) Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm các quỹ: hưu trí và tử tuất; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ốm đau và thai sản; bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích. Đồng thời, tổ chức hạch toán các quỹ trên theo quy định của pháp luật;

b) Hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm sau khi được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt và quản lý rủi ro khi đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

– Thứ tư, thực hiện nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật:

a) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm;

d) Tổ chức và thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện hỗ trợ, giải đáp, tư vấn chính sách của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật. Khởi kiện các vụ án dân sự yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực liên quan theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội phải gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật.

– Thứ năm, tổ chức thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật.

– Thứ sáu, thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ mình.

– Thứ bảy,  tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản:

a) Quản lý tổ chức bộ máy, quyết định số lượng công chức, cơ cấu viên chức, vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, nghỉ hưu, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định khen thưởng, kỷ luật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức việc tuyển dụng, sử dụng và chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý tài chính và tài sản của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về ba loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị;

d) Tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cho các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

–  Thứ tám, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin trong việc thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

– Thứ chín, báo cáo cho Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế định kỳ 6 tháng. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.

-Thứ mười, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và phải theo quy định của pháp luật.

4. Tư vấn của Luật Hùng Sơn về bảo hiểm xã hội 

Hiện nay Luật Hùng Sơn có cung cấp dịch vụ tính bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm hàng đầu Hà Nội với các lợi ích khi sử dụng như sau: 

– Đảm bảo cung cấp chi tiết thông tin, quy định pháp luật về bảo hiểm và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động mới nhất;

Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội;

Thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền;

– Được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình ngay sau khi quý khách hàng liên hệ;

– Có đội ngũ chuyên gia về pháp luật, Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội sẵn sàng hỗ trợ khi bạn vướng phải vấn đề phức tạp;

– Đảm bảo nhanh, chính xác, kịp thời để giúp khách hàng giải đáp về cách tính bảo hiểm, quy định về bảo hiểm.

Trên đây bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bạn về thắc mắc cơ quan bảo hiểm xã hội là gì và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này được quy định cụ thể như thế nào? Nếu bạn cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi qua phương thức liên hệ sau để được tư vấn và giải đáp kịp thời:

  • Địa chỉ VP tại HN: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Địa chỉ VP tại HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vnluathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Điện thoại: 0964509555
Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn