Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thì phải làm thế nào? Hồ sơ chuẩn bị ra sao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động có mong muốn.
Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Trợ cấp thất nghiệp chính là khoản tiền do quỹ bảo hiểm chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động và đáp ứng được các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật việc làm và các văn bản hướng dẫn thì để hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần đáp ứng các điều kiện:
– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng hưu trí, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
– Người lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn và không xác định thời hạn; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 đến dưới 12 tháng;
– Người lao động đã nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền;
– Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp (trừ một số trường hợp quy định khác);
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày (thời điểm) người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu quá thời hạn này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ từ chối hồ sơ.
Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay
Bước 1: Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bước 2: Trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của người lao động, thì trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hồ sơ cho người lao động và tiến hành gửi giấy giới thiệu cho trung tâm dịch vụ việc làm mà người lao động mong muốn chuyển đến.
Bước 3: Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thì người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hồ sơ cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi có trách nhiệm tiến hành gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ, người lao động phải nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình chuyển đến. Trong một số trường hợp thì người lao động có thể nộp hồ sơ muộn hơn nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Bước 6: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm nhận được hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm phải tiến hành gửi văn bản đề nghị bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế mới cho người lao động.
Bước 7: Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế mới cho người lao động.
Tư vấn của Luật Hùng Sơn về trợ cấp thất nghiệp
Người lao động khi đã được hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì phải nộp hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ bao gồm như sau:
– Giấy đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Giấy giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm;
– Ảnh chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp các quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc tiếp tục, quyết định hỗ trợ học nghề (nếu có);
– Bản chụp thông báo về việc tìm việc làm hàng tháng (nếu có), các giấy tờ khác
Mẫu đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất
Đơn đề nghị theo mẫu số 10, ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH. Mẫu đơn cụ thể:
Mẫu số 10: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………………
Tên tôi là: …………………………………………. sinh ngày………./…..…/…………
Số CMND: ……………………………………………………..
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:………………………………………
Số sổ BHXH:……………………………………………………………………………………
Nơi thường trú:………….……………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay:..…….…………….…………………………………………
Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số …………. ngày ………./………./………… của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố…………………………………..
Tổng số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp :…………………………tháng
Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: …………….tháng
Nhưng vì lý do:
…………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………………………
tôi đề nghị quý Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố……………………….để tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.
.………, ngày ……. tháng ….. năm ……..
Người đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) |
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!