logo

Chế tài xử phạt về hành vi bạo hành trẻ em

Hiện nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em ở trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ, gia đình… diễn ra ngày càng nhiều đến mức báo động. Vậy, chế tài xử phát về hành vi bạo hành trẻ em được quy định như thế nào? 

Quảng cáo

1. Cơ sở pháp lý:

Hiến pháp năm 2013;

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Luật trẻ em năm 2016;

Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013;

2. Khái niệm:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em (Căn cứ Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016)

Theo quy định Điều 37 Hiến pháp năm 2013: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. 

Như vậy, hành vi bạo hành, hành hạ,… xâm phạm để trẻ em là hành vi vi phạm Hiến pháp.

bạo hành trẻ em

3. Hậu quả pháp lý về bạo hành trẻ em

Trẻ em là tương lai của đất nước, theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được quan tâm và hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ đều bị xử lý nghiêm theo quy định của luật.

3.1 Xử phạt hành chính

Đối với hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng ( Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP)

Ngoài ra, còn phải bồi thường về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy tính chất và mức độ hành vi mà người vi phạm có thể bị truy cứu về một trong các tội sau đây:

Quảng cáo

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

Là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ dưới 16 tuổi. Ví dụ: dùng gậy đánh đập trẻ em 

Chế tài: Phạt cải tạo không giam giữ hoặc Phạt tù: Khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Căn cứ pháp lý: Điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017

– Tội hành hạ người khác 

Là hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em lệ thuộc mình 

Chế tài: Phạt tù: Khung hình phạt cao nhất: 01 năm đến 03 năm tù

Căn cứ pháp lý: Điều 140 Bộ luật hình sự 

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Người nào có hành vi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con (dưới 16 tuổi)

Chế tài: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù: Khung hình phạt cao nhất: từ 2 năm đến 5 năm.

Căn cứ pháp lý: Điều 185 Bộ Luật hình sự

Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về bảo hành trẻ em. Nếu  bạn đọc có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần Luật Hùng Sơn hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được tư vấn giúp đỡ.

>>> Bố mẹ đánh con thì có bị xử phạt không?

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top