Che giấu tội phạm đã và đang diễn ra bởi những người không am hiểu pháp luật hoặc dù có hiểu biết pháp luật nhưng vì mối quan hệ quen biết, tình cảm nên có hành vi che giấu tội phạm, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hành vi che giấu tội phạm đã và đang diễn ra, gây ảnh hưởng tiêu cực tới công tác điều tra, truy tố của cơ quan có thẩm quyền. Việc che giấu hành vi phạm tội phải chịu hình phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ nội dung trên.
Căn cứ pháp lý
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành số 01/VBHN-VPQH.
1. Tội che giấu tội phạm
a) “Che giấu hành vi phạm tội của người khác” phạm tội gì?
Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đề cập đến hành vi che giấu người khác phạm tội như sau:
“Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Theo đó, người có hành vi che giấu hành vi phạm tội của người khác thuộc vào Điều 18, BLHS 2017 là người không hứa hẹn trước với người phạm tội về việc sẽ che giấu giúp người phạm tội về tội phạm. Nhưng người này đã che giấu người phạm tội; che dấu dấu vết do thực hiện tội phạm mà có; che dấu tang vật của tội phạm hoặc bất cứ hành vi nào khác nhằm mục đích cản trở công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
Che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên không phải mọi đối tượng đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Đây cũng là quy định mới về tội che giấu tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 so với Bộ Luật Hình sự 1999.
Pháp luật Việt Nam được xây dựng và phát triển dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật nhưng đồng thời cũng tôn trọng các giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc. Vì lẽ đó, pháp luật cũng nhân đạo hơn với quy định đối với người thân thích gần của người phạm tội, đó là Ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng. Những người thân này nếu có hành vi che giấu người phạm tội là cháu, con, cha, mẹ, anh chị em ruột, chồng, vợ của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoại trừ các trường hợp tội phạm có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như tội xâm phạm an ninh quốc gia..
Những người thân của người phạm tội không phải ai cũng có thể đưa ra quyết định tố giác tội phạm của ông bà, bố mẹ, con cháu, vợ, chồng mình. Do đó, xuất phát từ các giá trị đạo đức, truyền thống gia đình, quy định loại trừ trách nhiệm hình sự với tội che giấu tội phạm là một quy định hợp lý. Vừa đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp đồng thời đảm bảo các giá trị đạo đức và truyền thống.
b) Tội che giấu tội phạm có đặc điểm như thế nào?
Nghiên cứu pháp luật hình sự, nhận thấy tội che giấu hành vi phạm tội có các điểm đáng lưu ý như sau:
– Thứ nhất, tội che giấu tội phạm là tội được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội này ý thức và nhận thức được hành vi phạm tội và chủ động thực hiện tội phạm đó;
– Thứ hai, hành vi che giấu tội phạm được thực hiện dưới dạng “hành động phạm tội”;
– Thứ ba, hành vi che giấu tội phạm được thực hiện sau khi tội phạm đã kết thúc. Và trước đó giữa người che giấu và người được che giấu không có sự hứa hẹn hay thống nhất ý chí, hành vi phạm tội. Trường hợp có sự thống nhất về hành vi, mục đích phạm tội thì người che giấu có thể bị truy cứu hành vi đồng phạm mà không còn là hành vi che giấu theo quy định tại Điều 18.
2. Hậu quả pháp lý
Che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh việc cản trở, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, trừng trị tội phạm, thậm chí hành vi che giấu phần nào còn khiến người phạm tội cảm thấy được giúp đỡ, được ủng hộ thực hiện tội phạm.
Tội này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
“Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1.399 Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Như vậy, người có hành vi che giấu các tội phạm kể trên có thể đối mặt với hình phạt ít nhất là 03 năm cải tạo không giam giữ đến 05 năm tù. Ngoài ra, những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc bất cứ hành vi nào nhằm mục đích bao che có thể chịu phạt đến 07 năm tù.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về tội Che giấu hành vi phạm tội của Luật Hùng Sơn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6518 để được lắng nghe và giải đáp.
>>> Luật quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như thế nào ?
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024